Dàn Ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 [27+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 ❤️️ 27+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Trọn Bộ Mẫu Dàn Bài Đầy Đủ Nhất Giúp Các Em Học Sinh Làm Văn Hay.

Cách Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Em Yêu Quý

Tham khảo hướng dẫn cách lập dàn ý bài văn tả người em yêu quý dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững cách triển khai bài viết.

👉 Bước 1: Giới thiệu người được miêu tả, có thể là người mình ấn tượng hoặc nhiều kỉ niệm

👉 Bước 2:

  • Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…)
  • Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…
  • Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…
  • Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (Chọn lọc chi tiết miêu tả khi kể về kỉ niệm với nhân vật được tả).

👉 Bước 3: Nêu tnh cảm, cảm xúc với người được tả.

*Lưu ý: Cần phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:

  • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…).
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, hành động, lời nói, trạng thái cảm xúc).
  • Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 Hay Nhất – Mẫu 1

Đón đọc dàn ý bài văn tả người lớp 5 hay nhất dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài văn của mình.

1.Mở bài: Giới thiệu về người được tả

  • Người được tả là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em
  • Ấn tượng của em về người được tả

2.Thân bài: Miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động

*Tả ngoại hình:

-Tả bao quát:

  • Tuổi tác, tầm vóc, dáng vẻ
  • Trang phục, phong cách
  • Nghề nghiệp

-Tả chi tiết:

  • Khuôn mặt, mái tóc, làn da, tính cách, hành động
  • Lời nói, cử chỉ, cách cư xử với mọi người
  • Hành động, việc làm thể hiện trong công việc
  • Một vài thói quen, sở thích của người được miêu tả

*Kỉ niệm với người được tả

  • Kỉ niệm nào đáng nhớ giữa em và người được tả?
  • Kỉ niệm đó để lại cho em ấn tượng như thế nào?

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về người được tả

  • Những tình cảm đặc biệt, sâu sắc của em dành cho người được tả
  • Những bài học quý báu mà em học được từ người đó

Gửi đến bạn 🍃 Tả Người Hay Nhất 🍃 15 Bài Văn Tả Về Người Điểm 10

Dàn Ý Tả Người Lớp 5 Ngắn Gọn – Mẫu 2

Chia sẻ dưới đây dàn ý tả người lớp 5 ngắn gọn để các em học sinh cùng tham khảo:

1.Mở bài: Giới thiệu người định tả

  • Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em?
  • Ấn tượng chung của em về người đó như thế nào?

2.Thân bài:

a. Ngoại hình:

  • Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người?
  • Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?…

b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

  • Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm…). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng…
  • Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động…
  • Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động?

3.Kết bài:

  • Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào,
  • Lời tâm sự, mong muốn, ước nguyện của em dành cho người đó

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 Ngắn Nhất – Mẫu 3

Mẫu dàn ý bài văn tả người lớp 5 ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

1.Mở bài: Giới thiệu người được tả, chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó.

2.Thân bài

  • Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.
  • Tả chi tiết: các nét trên gương mặt, bàn tay, dáng đi, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách,… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: đôi tay, cơ thể, khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
  • Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: giúp người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.

3.Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Tả Người Lớp 5 – Mẫu 4

Chia sẻ dàn ý chi tiết tả người lớp 5 dưới đây giúp các em học sinh xác định được bố cục cho bài văn.

I. Mở bài

  • Giới thiệu người mà em định miêu tả.
  • Cảm xúc khái quát của em về người đó.

II. Thân bài

a. Miêu tả ngoại hình:

-Tả khái quát:

  • Người đó bao nhiêu tuổi
  • Ấn tượng đặc biệt của em với họ

-Tả chi tiết:

  • Tả từng đặc điểm của người đó (Gương mặt, dáng vóc, mái tóc, làn da, đôi mắt, bàn tay…)
  • Cách ăn mặc
  • Thói quen đặc biệt

b. Miêu tả tính cách, phẩm chất:

  • Miêu tả tính tình qua đó nhận xét
  • Cách hành xử, lối sống với mọi người xung quanh
  • Sinh hoạt thường ngày
  • Kể kết hợp với miêu tả hoạt động đặc trưng của người đó.

c. Những kỉ niệm, những điều làm em nhớ nhất:

  • Tình cảm của em và người đó như thế nào?
  • Kỷ niệm với người đó làm em nhớ mãi

II. Kết bài

  • Nêu tình cảm của em dành cho người đó.
  • Khẳng định vị trí của người được miêu tả trong lòng em.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Tả Người Thân 🍀 14 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Người Em Thường Gặp Lớp 5 – Mẫu 5

Mẫu dàn ý tả người em thường gặp lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo định hướng làm bài cụ thể.

1. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)

2. Thân bài

a. Miêu tả ngoại hình:

  • Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đó
  • Chiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?
  • Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
  • Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
  • Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng)
  • Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)

b. Tả hoạt động, tính cách:

  • Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?
  • Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
  • Người đó đối xử với mọi người như thế nào?
  • Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?

3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Dàn Ý Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 🔥 Chọn Lọc Những Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Người Thân Đang Làm Việc Lớp 5 – Mẫu 6

Dàn ý tả người thân đang làm việc lớp 5 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ đang nấu cơm

Ví dụ: Ở nhà em, mẹ em là người phụ nữ đảm đang. Mẹ làm mọi công việc nhà từ lớn đến nhỏ: mẹ quét nhà lau nhà,mẹ giặt quần áo, mẹ rửa chén,… một công việc nữa là mẹ em nấu ăn. Mẹ em nấu ăn rất ngon.

II. Thân bài: Tả mẹ đang nấu cơm

  1. Tả mẹ trước khi nấu cơm
  • Mẹ đi chợ về, mẹ đưa quà cho em
  • Mẹ xách giỏ vào nhà
  • Mẹ vào thay đồ và xuống bếp chuẩn bị nấu ăn
  1. Tả mẹ đang nấu cơm

a. Tả hành động của mẹ khi nấu cơm

  • Mẹ xuống bếp lấy dao, kéo và những dụng cụ cần thiết
  • Mẹ bắt đầu rửa nồi, nấu cơm
  • Mẹ làm rau và rửa rau
  • Mẹ cắt thịt và ướp
  • Mẹ làm sạch cá
  • Rồi mẹ bắt đầu nấu cơm

b. Tả cảm xúc của mẹ khi nấu cơm

  • Mẹ nấu cơm trong niềm say mẹ
  • Có khi mẹ vừa nấu cơm vừa hát
  • Mẹ nhịp chân theo từng lời hát
  • Mẹ rất thích nấu ăn

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em khi mẹ đang nấu cơm

Ví dụ: Mẹ là một người rất yêu đời, nấu cơm cũng là một niềm vui của mẹ. em sẽ cố gắng để trở thành một người đảm đang như mẹ.

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Thân Đang Làm Việc Ngắn Hay – Mẫu 7

Tham khảo dàn ý bài văn tả người thân đang làm việc ngắn hay dưới đây với những gợi ý làm bài phong phú.

1.Mở bài: Giới thiệu chung về người thân đang làm việc – bố em đang làm vườn

2.Thân bài

-Miêu tả khái quát về bố:

  • Bố năm nay bao nhiêu tuổi?
  • Dáng người bố như thế nào?
  • Trang phục của bố khi làm vườn.

-Miêu tả bố khi đang làm vườn:

  • Trước hết, bố xới đất trong khu vườn, nhặt sạch cỏ dại.
  • Bố đào những hố thật to và sâu rồi bón phân vào trong đấy.
  • Bố nhẹ nhàng đặt cây xuống hố vừa đào và phủ đất lên trên rồi tưới nước.
  • Lúc bố làm vườn, mồ hôi nhễ nhại. Bố nhẹ nhàng dùng tay lau những giọt mồ hôi lăn dài trên trán rồi tiếp tục công việc của mình.
  • Sau khi trồng xong cây và tưới nước cho khu vườn, bố nở nụ cười tươi tắn đầy mãn nguyện vì một thời gian sau, vườn cây sẽ cho nhiều trái ngọt, hoa thơm.

3.Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước hình ảnh của bố khi đang làm vườn.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Tả Người Thân Đang Làm Việc 🌺 15 Bài Mẫu Điểm 10

Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Ông Lớp 5 – Mẫu 8

Mẫu lập dàn ý bài văn tả người ông lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách sắp xếp ý văn và trình bày bài viết.

I. Mở bài: Giới thiệu về người ông của của em

Ví dụ: Trong gia đình, em kính trọng và yêu quý tất cả mọi người. Những lúc ba mẹ đều bận rộn, em luôn có một “người cha thứ hai” cũng là một “người bạn thân nhất” của em ở bên cạnh – người ông mà em kính yêu nhất.

II. Thân bài

  1. Ngoại hình của ông:
  • Năm nay ông đã gần đến tuổi bảy mươi nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn lắm
  • Mái tóc ông đã bạc trắng như cước, tựa như ông bụt hiền từ trong câu chuyện có cô Tấm ở hiền gặp lành
  • Vầng trán cao rộng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, bên khóe mắt cũng có những vết chân chim, khi ông cười lại hiện lên thật rõ ràng.
  • Làn da ông sạm lại, có những nếp nhăn và những vết đồi mồi của thời gian đã hiện lên thật rõ
  • Đôi bàn tay ông đã chai sần vì cả tuổi trẻ vất vả chăm lo cho gia đình đông con
  1. Tính cách của ông:
  • Ông là một thầy giáo thời chiến, giờ đã về hưu
  • Ông thích chăm cây, mỗi ngày ông đều chăm bón, tưới nước cho vườn cây của mình
  • Ông rất cần mẫn, và nhiệt tình, có con cháu cần đến sự giúp đỡ, ông không bao giờ ngại ngần hay chối từ
  • Mỗi buổi chiều ông thường đánh cờ với những người bạn, nhìn ông khi ấy trầm tư như một vị tiên gia hiền từ và quắc thước
  • Đối với hàng xóm, ông rất tốt bụng và cởi mở nên ai cũng yêu kính ông
  1. Kỉ niệm của em với ông
  • Ông hay dạy cho em những bài học về đạo đức về lễ nghi bằng những câu chuyện ngụ ngôn rất sinh động.
  • Thú vị nhất là những lúc ông kể cho em nghe về những câu chuyện thời còn chiến tranh với những người chiến sĩ giản dị mà lại kiên cường như những vị anh hùng trong truyền thuyết.
  • Ông hay giảng giải cho em nghe về ý nghĩa những loài cây, loài hoa trong vườn và những câu chuyện rất kì thú về chúng.
  • Ông chưa bao giờ trách mắng em, khi em làm sai, ông chỉ ôn tồn giảng giải. Khi em làm việc tốt hay đạt điểm cao, ông luôn tặng cho em những món quà nhỏ.

III. Kết bài: Nêu lên tình cảm của em dành cho ông.

Ví dụ: Em rất biết ơn và kính trọng ông của em. Em muốn nói với ông rằng: Ông ơi, cháu yêu ông nhiều lắm, cháu mong ông sẽ mãi khỏe mạnh và ở bên cháu thật lâu.

Khám phá thêm 💕 Dàn Ý Tả Ông Nội Của Em 💕 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Bà Lớp 5 – Mẫu 9

Lập dàn ý bài văn tả người bà lớp 5 sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài tập làm văn trên lớp, tham khảo gợi ý dưới đây:

1) Mở bài: Giới thiệu về người bà đáng quý của em.

  • Trong nhà, ai cũng yêu thương và chăm sóc cho em.
  • Ba mẹ đi làm cả ngày nên bà là người gần gũi với em nhất.
  • Bà là người hằng ngày trực tiếp chăm lo chu đáo cho em.

2) Thân bài:

a) Tả ngoại hình

  • Bà em năm nay 60 tuổi. Bà đã nghỉ hưu được 5 năm.
  • Tuy người bà nhỏ nhắn nhưng bà rất khoe mạnh, nhanh nhẹn.
  • Mái tóc của bà đã có những sợi bạc. Thỉnh thoảng em thường nhổ tóc sâu cho bà.
  • Khuôn mặt bà tròn, bên hai khoé mắt đã có những vết chân chim.
  • Mỗi khi đọc sách bà đã phải đeo kính
  • Bà ăn mặc giản dị. Khi ở nhà bà thường mặc bộ đồ màu mận chín rất nền nã. Khi đi đâu có công việc, bà mặc áo sơ mi màu xanh, quần màu đen.

b) Tả hoạt động

  • Ba mẹ đi làm suốt ngày nên việc nhà bà đã giúp mẹ.
  • Sáng sáng, bà dậy sớm cùng mẹ lo bữa ăn sáng cho gia đình.
  • Khi cả nhà đi vắng, bà chăm cho em trai của em. Em em còn nhỏ nên chưa đi mẫu giáo được.
  • Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng bởi bà luôn quét dọn chu đáo.
  • Bà phải thay mẹ ru cho em em ngủ. Bà hát dân ca rất hay. Nhưng hay nhất là bà đã kể những câu chuyện cổ tích.
  • Trong khu phố có ai cần giúp đỡ, bà em vui vẻ giúp ngay với khả năng của mình.

3) Kết bài

  • Em rất yêu quý và kính trọng bà.
  • Những lúc học bài xong, em thường giúp bà quét nhà, rửa ấm chén hay nhặt rau, trông em.
  • Nghe lời bà dạy bảo, em luôn chăm chỉ học hành.

Mời bạn đón đọc 🌜 Dàn Ý Tả Bà 🌜 Mẫu Dàn Bài Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Bố Lớp 5 – Mẫu 10

Tham khảo mẫu lập dàn ý bài văn tả người bố lớp 5 dưới đây với những ý chính ngắn gọn và súc tích.

I. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.

  • Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà.
  • Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.

II. Thân bài

-Tả ngoại hình của bố

  • Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
  • Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
  • Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
  • Đôi mắt sáng và cương nghị.
  • Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
  • Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.

-Tả tính cách người bố

  • Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
  • Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
  • Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
  • Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
  • Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.

-Tả hoạt động của người bố

  • Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
  • Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
  • Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
  • Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.

III. Kết bài

  • Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
  • Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
  • Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.

Xem nhiều hơn 🌹 Dàn Ý Tả Bố 🌹 Những Mẫu Dàn Bài Ngắn Gọn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Mẹ Lớp 5 – Mẫu 11

Mẫu lập dàn ý bài văn tả người mẹ lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài viết đầy đủ ý.

Tham khảo và vận dụng mẫu lập dàn ý tả mẹ em lớp 5 nâng cao dưới đây với những gợi ý hay khi làm bài.

a. Mở bài

  • Mở bài trực tiếp: giới thiệu về mẹ của em
  • Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ qua hình ảnh những kỉ vật, món đồ gắn bó với mẹ (chiếc khăn, đôi dép, món ăn…), khiến em suy nghĩ, nhớ thương về mẹ.

b. Thân bài

-Miêu tả khái quát về mẹ:

  • Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? (trông ngoại hình mẹ có giống với tuổi thật không, hay nhìn trẻ hơn/ già hơn)
  • Mẹ có thân hình thế nào? (cao ráo/ hơi thấp/ gầy gò/ đầy đặn…)
  • Làn da mẹ thế nào? (trắng hồng, đen sạm, màu mật ong…)
  • Công việc của mẹ là gì? Có vất vả lắm không? Có chiếm nhiều thời gian trong ngày của mẹ không?

-Miêu tả chi tiết về mẹ:

  • Mái tóc của mẹ (màu gì, độ dài, để kiểu tóc gì, khô xơ hay mềm mượt, khi làm việc thì mẹ buộc như thế nào…)
  • Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt… của mẹ có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc…)
  • Đôi bàn tay của mẹ (mềm mại hay thô ráp, do đã làm những công việc thường ngày là gì)
  • Trang phục của mẹ (gồm những gì, có đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng ra sao, nó có khác biệt nhiều giữa trang phục đi làm và đi chơi, ở nhà không)

-Miêu tả tính cách, thói quen, sở thích của mẹ:

  • Mẹ em là người có tính cách như thế nào? (hiền lành, khô cứng, dịu dàng, năng động, lạnh lùng, nghiêm khắc…) – được thể hiện qua các hành động gì, được mọi người đánh giá ra sao?
  • Mẹ có thói quen làm việc như thế nào? Thường làm gì vào thời gian rảnh?
  • Mẹ có sở thích gì? (kể ra đi kèm với hoạt động cụ thể)

-Tình cảm của em dành cho mẹ:

  • Kể những tình cảm của em
  • Những kỉ niệm, những hành động quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho em (và ngược lại).

c. Kết bài

  • Mẹ là một người mẹ tuyệt vời và cũng là tấm gương để em học tập và noi theo
  • Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể là niềm tự hào của mẹ.

Tiếp tục tham khảo 💧 Dàn Ý Tả Mẹ 💧 14 Mẫu Dàn Bài Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Thầy Giáo Lớp 5 – Mẫu 12

Mẫu dàn ý bài văn tả người thầy giáo lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý tưởng hay để viết bài văn của mình.

  1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.

Ví dụ: Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.

  1. Thân bài

a) Giới thiệu chung

Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi song thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.

b) Ngoại hình

  • Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
  • Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đem ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
  • Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
  • Đôi mât thầy, đôi mât ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chưa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.
  • Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.

c) Cách thầy dạy bài

  • Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
  • Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
  • Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.
  1. Kết bài:
  • Cảm nghĩ của em về thầy giáo, nêu ra sự kính trọng của em.
  • Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy giáo của mình.

Gợi ý cho bạn 💕 Bài Văn Tả Thầy Giáo Lớp 5 💕 15 Bài Hay Nhất

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Cô Giáo Lớp 5 – Mẫu 13

Dàn ý bài văn tả người cô giáo lớp 5 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

a. Mở bài:Giới thiệu chung về cô giáo

  • Cô giáo dạy em năm lớp mấy? Môn học gì? Có phải là cô giáo chủ nhiệm không?
  • Cô dạy em trong thời gian bao lâu? Em có nhận xét gì về cô?

b. Thân bài

-Miêu tả chung về cô:

  • Cô tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? (trông cô trẻ hơn hay đúng với tuổi thật của mình)
  • Cô có thân hình như thế nào? (cao ráo, cân đối, hơi thấp, hơi gầy, hơi béo, đầy đặn, mảnh mai…)
  • Nước da của cô có màu gì? (trắng hồng, da ngăm, da màu bánh mật, trắng muốt…)

-Miêu tả ngoại hình của cô:

  • Khuôn mặt cô có hình dáng như thế nào? (khuôn mặt tròn đầy phúc hậu, khuôn mặt trái xoan, khuôn mặt hơi nhỏ…)
  • Cô có mái tóc màu gì? (đen tuyền, nâu nhạt, hạt dẻ…) Để kiểu tóc gì? (tóc thẳng, tóc xoăn nhẹ dài ngang vai…)
  • Đôi mắt cô như thế nào? (đen láy, to tròn, hẹp dài, màu nâu nhạt…) → Đôi mắt ấy nhìn học sinh ra sao? (dịu dàng, hiền từ, nghiêm khắc, yêu thương, tự hào…)
  • Cái mũi của cô như thế nào? (cao thẳng dọc dừa, hơi thấp nhỏ…)
  • Khuôn miệng cô như thế nào? (môi đỏ chúm chím, miệng rộng rất sang…) → Cô có hay cười với học sinh và mọi người không? Khi cười thì có xuất hiện đặc điểm gì? (mắt nheo lại, có lúm đồng tiền)
  • Đôi bàn tay cô như thế nào? (ngón tay thon dài, tròn, rất ấm áp…)

-Miêu tả tính cách của cô:

  • Hiền lành, dịu dàng: không mắng chửi hay đánh đập học sinh bao giờ
  • Bao dung, nhân từ: sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của học sinh khi đã biết nhận sai
  • Tốt bụng, nhiệt tình: thường giúp đỡ người khác

-Ấn tượng của em về cách dạy học của cô:

  • Kiên nhẫn, dạy tỉ mỉ, sẵn sàng dạy đi dạy lại nhiều lần nếu học sinh chưa hiểu
  • Sáng tạo, thường kết hợp nhiều hình ảnh, nhiều phương pháp dạy khác nhau để làm học sinh dễ hiểu và chú ý
  • Giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm, khiến học sinh say mê

-Kể một kỉ niệm, một sự kiện thú vị giữa em (cả lớp) với cô, như:

  • Đến nhà thăm cô nhân ngày 20/11
  • Cùng cô tham gia hội diễn văn nghệ Chào xuân
  • Được cô đến thăm khi ốm
  • Được cô dạy kèm sau giờ học…

c. Kết bài

  • Những tình cảm của em dành cho cô giáo
  • Những mong muốn và lời hẹn trở về thăm cô giáo trong tương lai

Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Cô Giáo Trong Một Tiết Học 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Bài Văn Tả Người Bạn Thân Lớp 5 – Mẫu 14

Tham khảo dàn ý bài văn tả người bạn thân lớp 5 dưới đây để vận dụng đạt kết quả cao khi làm bài.

a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về người bạn mà em muốn miêu tả.

b. Thân bài

-Giới thiệu chung về bạn: tên là gì, sống ở đâu, học lớp nào…

-Miêu tả ngoại hình:

  • Chiều cao, cân nặng, vóc dáng, màu da, kiểu tóc…
  • Miêu tả một số đặc điểm mà em ấn tượng nhất (ví dụ: bàn tay, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười…)

-Miêu tả tính cách:

  • Bạn ấy là người như thế nào?
  • Đối xử với bạn bè, thầy cô, người thân, người quen, người lạ… ra sao
  • Đánh giá của mọi người về bạn ấy

-Kể về tình bạn giữa em và bạn ấy:

  • Hai người làm bạn với nhau đã bao lâu
  • Tình bạn của hai người bắt đầu như thế nào
  • Kể lại những kỉ niệm sâu sắc giữa hai người

c. Kết bài

  • Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người bạn vừa miêu tả.
  • Nêu những mong ước, kì vọng dành cho tình bạn này trong tương lai.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lập Dàn Ý Tả Người Bạn Thân Lớp 5 🌹 Những Mẫu Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Người Hàng Xóm – Mẫu 15

Đón đọc mẫu lập dàn ý bài văn tả người hàng xóm dưới đây với những gợi ý hay và đặc sắc.

I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về đối tượng miêu tả.

Ví dụ: Xung quanh khu phố nhà em có rất nhiều những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng em yêu quý nhất là bác Hoa, người ở ngay cạnh nhà em.

II. Thân bài

a. Tả ngoại hình

  • Bác Hoa năm nay tầm năm mươi tuổi.
  • Dáng người bác thấp, hơi mập mạp.
  • Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu.
  • Nước da ngăm đen vì dãi dầu sương nắng để trang trải cuộc sống.
  • Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Những nếp nhăn nơi khoé mắt càng ngày càng hiện rõ theo thời gian. Vết chân chim ấy khiến đôi mắt bác lúc nào cũng như đang cười.
  • Mái tóc dài đã điểm nhiều sợi bạc được bác búi lên gọn gàng.
  • Bàn tay người phụ nữ thường nhẵn nhụi và thon dài nhưng bàn tay của bác Hoa không như vậy. Đó là đôi bàn tay gầy guộc với những đường gân xanh nổi rõ là dấu tích của công việc mưu sinh vất vả.
  • Đôi bàn chân với gót chân nứt nẻ cứ trái gió trở trời lại nhức buốt. Bác Hoa bảo đó là do bác đi nhiều nên gót chân mới chai lại như thế. Thỉnh thoảng em lại sang nhà bóp chân cho bác.

b. Tả đặc điểm tính cách

  • Không phải là gia đình khá giả nên bác Hoa phải làm việc vất vả để trang trải cuộc sống. Sáng bác gánh hàng ra chợ bán chè. Chè của bác ngon lắm, nào là chè ngô, chè khoai, chè bưởi.. hút hồn bao đứa trẻ con chúng em.
  • Tối đến bác lại về nhà làm cơm canh bán cơm bình dân giá rẻ phục vụ công nhân trong xóm.
  • Không chỉ chăm chỉ, siêng năng mà bác Hoa còn là người vô cùng tốt bụng. Mấy đứa trẻ con chúng em mua chè mà thiếu mấy nghìn lẻ bác bán rẻ luôn cho, người công nhân có hoàn cảnh khó khăn đến mua cơm, bác sẵn sàng miễn phí. Vì thế bác được mọi người yêu quý và nể trọng.
  • Bác Hoa là kho tàng truyện cổ tích và ca dao tục ngữ. Những hôm trăng sáng, em cùng bọn trẻ đến nhà bác, ngồi quây quần bên mảnh chiếu nhỏ nghe bác kể về cô Tấm, về nàng Bạch tuyết, nghe giảng giải về những bài học của truyền thống cha ông.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

Ví dụ: Em yêu quý và coi bác Hoa như bác ruột của em vậy. Bác cũng rất quý em, có gì ngon bác cũng để dành cho em. Em mong tình hàng xóm của nhà em với gia đình bác ngày càng bền chặt.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Dàn Ý Tả Người Hàng Xóm Lớp 5 🌼 7 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Viết một bình luận