Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con [22+ Mẫu Hay]

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con ❤️️ 22+ Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Mẫu Đặc Sắc.

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Ngắn Gọn – Bài 1

Đầu tiên thì scr.vn xin chia sẻ cho bạn đọc bài văn Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con ngắn gọn sau đây, hãy cùng đón đọc nhé!

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”.

Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người nói về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng.

Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh “chùm khế ngọt”, “đường đi học”, là “con diều biếc”… thì Y Phương đã chỉ cho con:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.

Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý, miền đất giàu truyền thống văn hoá và nhất là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng chất phác thiện lương. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng (Cao đo nỗi buồn; Xa nuôi chí lớn). Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung.

Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chở che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.

Dấu làm sao thì cha vẫn muốn
…..
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con”.

Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. “Nỗi buồn” sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên.

“Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn” là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, giúp con luôn vững bước, đi xa hơn với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình niềm tin vào cuộc sống, sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn “nuôi chí lớn” để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Của Y Phương Hay Nhất – Bài 2

Với đề bài “Nêu Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương hay nhất” thì nếu các em chưa biết triển khai như thế nào thì có thể tham khảo bài văn mẫu sau đây.

Tình cảm gia đình luôn được coi là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt dạt dào nhất cho thơ ca. Trong đó những bài thơ ca ngợi về tình mẫu tử thiêng liêng, phụ tử quý báu. Tìm bài thơ tình mẫu tử không khó nhưng để nói hay nói đúng về tình phụ tử thì có lẽ chỉ có bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là thể hiện vô cùng trọn vẹn. Tác giả đã khéo léo đan cài tình cảm gia đình vào trong tình yêu nước yêu dân tộc để dạy dỗ con nên người.

Tình cảm gia đình luôn là thứ sức mạnh lớn lao nhất mà mỗi con người có được. Nó vừa là động lực vừa là thứ vũ khí sắc bén nhất để đưa chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cảm nhận đầu tiên về bài thơ này đó chính là hình ảnh đứa con lớn lên trong tình yêu thương sự đùm bọc chở che và chờ mong của cha mẹ.

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Ít nhiều những hình ảnh này đã gợi nên trong tâm trí chúng ta cả một trời kí ức mộng mơ. Đó là hình ảnh đứa trẻ bi bô tập nói và lững chững bước những bước đầu tiên trong cuộc đời trong sự chờ mong khắc khoải của cha mẹ. Có ai đó đã từng nói rằng gia đình chính là chiếc nôi êm ái và quý giá nhất để nâng bước con vào đời. Thế nhưng không chỉ có gia đình mới là chiếc nôi nuôi nấng con mà nó còn được gắn chặt với tình cảm của quê hương trong cuộc sống khốn khó mà ân tình của người dân lao động:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
………..tấm lòng

Ở đây ta thấy có sự xuất hiện của cụm từ Người đồng mình. Vậy thì người đồng mình là ai? Đó là một cách nói mang đậm nét đặc trưng địa phương của đồng bào miền núi. Ý chỉ những người đồng bào cùng chung một xuất xứ, một quê hương bản quán và một dân tộc. Tác giả đã vận dụng vô cùng khéo léo cách nói của người dân tộc miền núi vào ý thơ.

Hầu hết những suy nghĩ đều được miêu tả chân thực qua từng câu chữ. Đan lờ bắt cá, bàn tay khéo léo của người dân lao động đã tạo nên những nan hoa. Vách nhà tạo nên từ những câu hát,…. Rừng ở đây không chỉ cho gỗ quý cho lâm sản quý hiếm mà còn cho cả những bông hoa khoe sắc đẹp cho đời. Sự lao động miệt mài đó đã mang đến cho con người biết bao nhiêu điều tốt đẹp. Con đường không chỉ là nơi in dấu những bước chân xuôi ngược là nơi đi lại mà nó chính là hành trình nuôi nấng con khôn lớn.

Đến đây nhà thơ đã chuyển mạch thơ sang suy ngẫm về cội nguồn về hạnh phúc quê hương bản xứ:

Cha mẹ…
… trên đời

Không chỉ cho con biết về cội nguồn của sinh dưỡng mà ở đây người cha còn muốn răn dạy con cả về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” đồng thời còn gửi gắm cả những ước mơ vĩ đại vào thế hệ con mai sau. Đó chính là tình yêu lao động hăng say là sức sống bền bỉ vượt lên mọi hoàn cảnh thử thách mọi khó khăn gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Không lo cực nhọc

Ở đây mạch thơ trở nên dồn dập nhanh hơn như một bài ca để răn dạy con những điều quý giá về cách sống và cách làm người. Đầu tiên đó chính là bài học về sự đoàn kết tinh thần tương thân tương ái mãnh liệt. Sự yêu thương đùm bọc chính là sức mạnh để giúp người đồng mình vượt qua biết bao nhiêu gian nan thử thách trong cuộc đời. những câu thơ đối xứng nhau như “cao đo nỗi buồn/ xa nuôi chí lớn” thể hiện thật dứt khoát thật mạnh mẽ những ý chí sắt đá của dân tộc mình.

Cuộc sống có thể vất vả có thể nghèo đói tuy nhiên con người luôn luôn tự hào và gắn bó với mảnh đất quê hương của mình. Và cuối cùng người cha muốn gửi gắm đến người con của mình dù có ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì thì phải luôn biết nhớ về quê hương.

Biết vượt qua mọi cam go thử thách trong cuộc sống bằng ý chí và niềm tin mãnh liệt. Không được chê bai và phản bội quê hương. Đoạn thơ lặp đi lặp lại bởi tiết tấu nhanh mạnh, dứt khoát, cứng rắn và dồn dập bởi những điệp từ, điệp ngữ và cấu trúc linh hoạt lay động trái tim của bất cứ ai nghe.

Có thể nói bài thơ “Nói với con” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất nói về tình phụ tử thiêng liêng mà cao quý trên đời. Nó như một chất men ủ càng lâu càng ngọt, càng lâu càng thấm. Tình cảm gia đình chính là thứ tình cảm vô cùng cao quý và thiêng liêng song hành cùng với tình yêu của đất nước, của quê hương. Nó chính là thứ động lực mãnh liệt để vun đắp và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

Xem thêm 👉Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Nói Với Con ❤️️ 10 Bài Hay Nhất

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Của Y Phương Hay Đặc Sắc – Bài 3

Tham khảo cách hành văn súc tích, mạch lạc trong bài văn Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương hay đặc sắc sau đây.

Mỗi khi nhắc đến tình cha con, nhắc đến những tấm lòng yêu thương cao cả vô bờ bến của những người cha dành cho con,… tôi lại nghe đâu đó những câu hát:

 “ Cha không mong những lẽ phi thường
Và cha mong cho con biết sống chân thành
Nơi kia chân trời sáng
Dõi bước con đi và cha mong con lớn khôn”

(Cha và Con – Bức Tường)

Thật vậy, dù có như nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận tình cha dành cho con. Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp thì tình phụ tử cũng vô cùng cao quý và được giới văn nghệ sĩ quan tâm đến. Như nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua tác phẩm: “Chiếc lược ngà”, nhà thơ Y Phương với tác phẩm: “Nói với con”… Nhưng tôi đặc biệt ấn tượng hơn cả bởi bài thơ “Nói với con”. Bài thơ là sự thể hiện một cách sâu sắc, tình cảm và mang một làn điệu mới về tình cảm cha con từ xưa tới nay.

Có thể nói, tình cha, nghĩa mẹ luôn là đề tài mà thi ca tìm hiểu, khai thác bởi nó mang sự nghĩa tình thiêng liêng, cao quý. Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng có một gia đình riêng, một tổ ấm mà khi đi xa sẽ nhớ về, khi trở về sẽ không muốn rời xa. Nơi ấy khiến chúng ta cảm thấy an toàn, ấm áp và được chở che. Cũng như vậy, nghệ sĩ là những người khai thác đề tài từ cuộc sống, mang những gì đẹp đẽ của cuộc sống vào thi ca. Y Phương là một người nghệ sĩ như thế. Và đến với “ Nói với con” chúng ta càng được thấm thía hơn.

Bài thơ ra đời khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Bởi vậy, người cha với niềm hy vọng và niềm mong mỏi lớn lao: mong cho con khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc mình… Từ đó bài thơ trở thành bài ca thấm thía, quý giá về tình cha con xuyên suốt.

Đến với “Nói với con” của Y Phương trước hết tình cha con được thể hiện ở những lời cha kể cho con nghe về những kỷ niệm hạnh phúc khi con còn nhỏ:                                                                                                            

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”

Ở đây, nhà thơ muốn nói với con chính là cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình cảm gia đình. Tác giả đã giúp ta hình dung sâu sắc hình ảnh một đứa trẻ đang chập chững bước đi . Điều quan trọng là xung quanh em luôn có sự giúp đỡ, dìu dắt của cha mẹ. Nhịp điệu, lời thơ khoan thai, chậm rãi, đều đều.

Điệp ngữ “một bước hai bước” tả sự chuyển động cũng là sự lớn lên từng ngày của đứa trẻ trong vòng tay yêu thương của cha mẹ mình. Cả ngôi nhà như rung lên trong: “tiếng nói, tiếng cười” của cha mẹ: mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận và chăm chút. Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.

Bên cạnh đó, tình cha con trong bài thơ còn được thể hiện ở điều cha mong muốn con được lớn lên, trưởng thành với tinh thần dân tộc quật cường và cách sống yêu thương đồng bào, ý chí kiên cường:

“Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”

Chúng ta đặc biệt ấn tượng bơi hô ngữ “con ơi” khiến lời thơ trở nên thật tha thiết, trìu mến, càng thể hiện tình cha dành cho con. Người cha muốn nói với con mình những người đồng mình đều là những con người đáng quý, sống lao động cần cù và luôn tươi vui. Các động từ “cài, ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa tạo sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong lao động.

Thử hỏi cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?

Song song cùng với hình ảnh con người là hình ảnh thiên nhiên hiện lên:

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”

Ở đây, Y Phương chỉ chọn duy một hình ảnh “hoa” để gợi về cảnh quan rừng. Nhưng hoa vốn là một hình ảnh đẹp, một hình ảnh luôn làm xao động lòng người. Hoa trong bài thơ có lẽ là hoa thực bởi như một đặc điểm của rừng núi và khi đặt nó trong mạch cảm xúc của bài thơ hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mỹ góp phần diễn đạt điều tác giả muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương  đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người.

Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. Bằng cách nhân hóa “ rừng, con đường” qua điệp từ “cho” người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Không chỉ vậy, người cha còn nói với với con về kỷ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Qua đây chúng ta vừa thấy được một lời tâm tình ấm áp vừa thấy được lời dặn dò đầy tin cậy của người cha dành đến con. Phải sâu sắc lắm người cha mới đong đầy tình thương cho con mình như vậy!

Không chỉ tự hào về những con người quê mình cần cù chịu khó, tác giả – người cha còn vô cùng tự hào về sự già ý chí nghị lực của” người đồng mình”, hay lo toan và giàu mơ ước:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương  chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua “thương lắm con ơi”. Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, nhà thơ đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn , lấy cái xa của đất để đo ý chí con người… Đặc biệt các tính từ “cao, xa” được sắp xếp trong sự tăng tiến Y Phương cho thấy khó khăn thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. 

Đặc biệt dù sống trong nghèo khổ gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương cội nguồn:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Các hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ dân gian đã gợi về cuộc sống lam lũ nghèo đói của người dân quê mình. Những câu thơ dài ngắn cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan đói nghèo của quê hương. Từ “ không chê” cho thấy dù có nghèo nàn thiếu thốn về vật chất nhưng họ không bao giờ thiếu ý chí thiếu sự quyết tâm, vẫn thủy chung và gắn bó với quê hương.

Hơn tất thảy người cha tự hào với con về ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Bằng cách nói và diễn đạt của nhà thơ chúng ta thấy được “người đồng mình” họ có thể mộc mạc, giản dị” thô sơ da thịt” nhưng không bao giờ nhỏ bé về tâm hồn về ý chí về mong ước xây dựng quê hương:

“ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

Như vậy, người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm giàu đẹp cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương. Còn quê hương chính là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin.

Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn, về ý thức bảo vệ cội nguồn, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của” người đồng mình. Có thể nói, nếu không phải là một người giàu tình yêu thương con, yêu gia đình, quê hương tác giả không thể viết nên những lời tâm tình thấm thía đến vậy!!!

Cuối cùng, tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời dặn dò, nhắn nhủ của người cha với bao niềm tin, hy vọng:

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”

Hai tiếng “lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương để bước vào trang đời mới. Trong hành trang của con khi lên đường có một thứ quý giá hơn mọi thứ trên đời đó là ý chí nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

Hai tiếng “nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến cha dành cho con. Câu thơ còn hiện ra một cảnh tượng vô cùng xúc động: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con cúi đầu ngoan ngoãn nghe lời. Thật thử hỏi còn gì cao quý hơn tình cha con!!!

Như vậy, bằng giọng thơ tha thiết, trìu mến nhưng lại trang nghiêm, các hình ảnh thơ cụ thể, có tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ đã làm rõ được tình cha con trong bài thơ. “ Nói với con” tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ sẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ – bài học về niềm tin, ý chí, nghị lực vươn lên…

Tham khảo 👉Cảm Nhận Khổ 2 Bài Nói Với Con ❤️️ 12 Bài Cảm Nghĩ Hay

Văn Mẫu Cảm Nhận Về Tình Cha Con Trong Bài Nói Với Con Chọn Lọc – Bài 4

Văn mẫu cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con chọn lọc sẽ mang đến cho bạn đọc những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm này.

Trong thành tựu của văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám có những đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em. Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn,… là lớp các nhà thơ đi trước. Y Phương là một trong các nhà thơ tiêu biểu sau này.

Thơ Y Phương nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chung có những đặc điểm riêng rất dễ nhận ra. Đó là cách nói, cách nghĩ bằng hình ảnh, mộc mạc, cụ thể, giàu sức khái quát và cũng giàu chất thơ về gia đình, về quê hương, đất nước. Tuy vậy, ở mỗi nhà thơ hình thành một phong cách riêng, chẳng hạn như ở Y Phương là chất suy tư giàu trải nghiệm về lẽ sống, về đạo lí làm người, về sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đó là chất giọng lắng sâu tuy là thủ thỉ tâm tình mà đầy nội lực.

Đứa con sinh ra và suốt một thời thơ ấu của nó. Bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động. Trang trọng bởi lần đầu, đứa trẻ đi bằng đôi chân của mình, còn cảm động vì nó có thể yên tâm, tin cậy trong vòng tay của mẹ, của cha. Đứa trẻ ấy sinh ra trong hạnh phúc (“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới – Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”) và lớn lên bằng sự đùm bọc, dắt dìu :

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ

Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả ra xiết bao trìu mến, thân thương. Tấm lòng của mẹ, của cha là cái đích để đứa con hướng tới. Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên như mặt trời không bao giờ mọc từ hướng tây. Tiếng nói, tiếng cười là cái phía hướng đông rạng rỡ. Hình ảnh cụ thể mà rất giàu chất thơ là ở cách đo đếm chiều dài:

Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Hai thao tác tư duy không cùng trong một hệ thống, vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao ! Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ, hay người Tày ở Cao Bằng xưa nay nói thế, và nếu đó là khẩu ngữ, một cách nói quen miệng dân gian mộc mạc thì chính dân tộc Tày của tác giả vốn dĩ đã có một hồn thơ. Câu thơ có được cái ấm áp, ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm mẹ, làm cha ai mà không bồi hồi xao xuyến.

Tuy vậy, dù tấm lòng cha mẹ có độ bao dung rộng lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn là chưa đủ. Ở đây có một bầu sữa tinh thần thứ hai, đó là quê hương. Quê hương hiện lên bằng ba yếu tố: rừng, con đường và “người đồng mình”. Rừng, con đường tuy chỉ là những hiện tượng gỗ, đá vô tri nhưng cũng biết đem cho những thứ mà đứa trẻ cần để lớn:

Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng

Cái đẹp của thiên nhiên, không chỉ là màu sắc, cái nhìn thấy mà còn cả “tấm lòng”, một dạng thức vô hình, chỉ con người mới có thể cảm nhận được, câu thơ đã đi dần vào chiều sâu và sự khái quát. Rừng thì chở che, con đường thì mở lối, nhưng có lẽ đáng yêu hơn vẫn là con người xứ sở:

Người đồng mình yêu lắm con ơi.

Vậy cái đáng “yêu lắm” đó là cái gì nếu không phải là cốt cách tài hoa và tinh thần vui sống:

Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.

Thì ra dưới cái dáng vẻ “thô sơ da thịt”, một tâm hồn lãng mạn biết bao! Mạch thơ có sự đan xen : quê hương và gia đình cùng nuôi đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của bé. Ý thức về nguồn cội sau này là từ cả hai chung đúc lại giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài, rộng hơn kế tiếp.

Phần thứ hai của bài thơ là những lời trao gửi, dặn dò khi đứa trẻ đã “cao” hơn, dặm bước cũng “xa” hơn, xa cái mái nhà yêu thương và núi rừng quê hương. Ta bắt gặp ở đây một lần nữa cái cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay:

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.

Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Chỉ có điều so với đoạn trước, câu thơ có phần nhọc nhằn hơn và do đó rắn rỏi cũng nhiều lên. Đoạn thơ biết đặt ra những vấn đề hệ trọng hơn, vấn đề lẽ sống :

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
….
Không lo cực nhọc

Ở đây, con người trưởng thành phải nhận ra hoàn cảnh. Những đá những thung, những thác những ghềnh là cái nghèo, cái khó bao vây. Đó là những thử thách rất khó vượt qua nhưng lại nhất thiết bằng nghị lực phải vượt qua. Biểu hiện trước hết của nghị lực là không được bi quan, than thở, rồi sau đó, nói như người Kinh “chân cứng đá mềm”. Cách nghĩ ấy, cách sống ấy có cái cốt cách Việt Nam được diễn đạt bằng một giọng điệu riêng nhưng không phải là không cứng cỏi.

Ba từ “sống” đặt ở đầu câu nối tiếp nhau không chỉ như một lời răn dạy thông thường. Nó thành kính thiêng liêng như việc giữ lửa và truyền lửa cho nhau, đó là vấn đề sống chết. Nói đến nghị lực cũng là nói đến nhân cách làm người. Nhân cách ấy là không chịu “nhỏ bé”, phải ngẩng cao đầu như “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”… Một lần nữa, quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải như thời bé thơ chỉ có an ủi, vỗ về, mà là tư thế thẳng bước mà đi, nhằm thẳng mục tiêu mà tiến.

Nếu ở phần đầu, sự dịu dàng, âu yếm là âm điệu chủ thì sau đó phần lí trí đã được nâng lên. Nhưng dù là ngọt ngào hay nghiêm túc thì ẩn chìm trong dó vẫn là một tiếng nói thiết tha vừa thương yêu vừa hi vọng. Riêng về thể thơ, Nói với con được viết bằng một thứ thơ không gò bó, độ dài ngắn của từng câu thơ không đều nhau. Thể thơ tự do này thích hợp với phong cách trò chuyện hằng ngày, phù hợp với một lối tư duy bình dị, hồn nhiên không cần đến sự cầu kì, đẽo gọt.

Ngoài ra, những yếu tố về nghệ thuật ấy tự nó bổ sung cho nhau như tấm vải nhiều màu, những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh, một thứ “túi thơ” của người miền núi.

Tham khảo văn mẫu ➡️Cảm Nhận Khổ Thơ Đầu Bài Nói Với Con ❤️️ 10 Bài Hay Nhất

Bài Văn Cảm Nhận Tình Cha Con Trong Bài Nói Với Con Ấn Tượng – Bài 5

Chia sẻ cho bạn đọc bài văn Cảm nhận tình cha con trong bài Nói với con ấn tượng với những ý văn hay đặc sắc sau đây.

Một trong những tình cảm sâu nặng nhất trong trái tim con người đó là tình cảm gia đình, tình cảm cha con, tình cảm mẫu tử. Vì thế, đây cũng là một trong các đề tài văn học, khơi nguồn cảm hứng bất tận nhiều nhất cho những người nghệ sĩ để viết lên những áng thơ hay ca ngợi công ơn của bậc sinh thành dành cho con cái.

Y Phương – một người dân tộc Tày với bài thơ “Nói với con” (1980) mượn lời tâm tình trò chuyện của người cha dặn dò con đã thể hiện thật thấm thía, cảm động về tình yêu thương con: vỗ về, bao bọc chở che con của người cha, mong muốn con khôn lớn thành người. Mạch xúc cảm bao trùm bài thơ là tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng, đi từ tình cảm gia đình, mở rộng ra tình cảm quê hương, từ kỉ niệm ngọt ngào nâng lên thành lẽ sống.

Trước hết, mở đầu bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: con lớn lên bởi tình yêu của cha mẹ và quê hương. Đầu tiên, người cha nói về tình cảm gia đình – cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng người con khôn lớn trưởng thành:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu tính chất tạo hình “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười”, nhà thơ đã dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh của một em bé đang chập chững tập đi và bi bô tập nói bên cạnh cha mẹ. Từ đó, Y Phương gợi tả được không khí gia đình thật ấm áp, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười nói của trẻ thơ.

Đồng thời nhà thơ đã cho người đọc thấy được từng bước đi, từng tiếng cười nói của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm sóc, mong chờ. Đó là tình cảm gia đình ruột thịt, là công lao trời bể lớn lao và thiêng liêng mà cha mẹ dành cho con cái, muốn người con luôn phải khắc cốt ghi tâm.

Bên cạnh tình cảm gia đình, người cha muốn nói cho con biết về cội nguồn sinh dưỡng rộng lớn hơn đó là tình làng,quê hương nghĩa xóm:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

Với cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi và lối diễn đạt mộc mạc, nhà thơ Y Phương đã miêu tả thật chân thực, sinh động cuộc sống lao động thật nghĩa tình và thơ mộng ( nên sửa thành “cuộc sống lao động nhộn nhịp, tươi vui”) của “người đồng mình”. “Người đồng mình” là để chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc.

Câu thơ sử dụng từ ngữ hô gọi “con ơi” kết hợp với từ tình thái “yêu lắm” ( “yêu lắm” là cụm tính từ) làm cho lời thơ trở nên ngọt ngào, chan chứa niềm tự hào với tình yêu thương quê hương da diết.

Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của “người đồng mình” được gợi lên qua một số những hình ảnh rất cụ thể, giàu sức gợi: “đan lờ” dưới bàn tay khéo léo đã thành “cài nan hoa”; những ngôi nhà sàn không chỉ được dựng lên bằng những tấm ván gỗ mà còn được tạo nên bởi những “câu hát” – chiều văn hóa, lối sống của “người đồng mình”. Những động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa có tác dụng diễn tả những động tác lao động; lại vừa cho thấy những phẩm chất cần cù, chịu khó, yêu lao động, yêu cuộc sống, chan chứa niền vui của những bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân miền núi.

Cũng nói về quê hương, người cha còn nhắc tới “rừng núi” và những “con đường” của “người đồng mình”:

Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

Rừng không chỉ cho gỗ, cho măng tre mà còn cho cả “hoa”. “Hoa” là sản phẩm của thiên nhiên, là sự kết hợp những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất, lãng mạn nhất của trời và đất mà rừng núi quê hương đã ban tặng cho con người nơi đây. Còn “con đường” là sợi dây liên kết gắn bó, chặt chẽ của những “người đồng mình”. Những “con đường” ấy được tạo nên bởi những “tấm lòng” nhân hậu, bao dung. Đó là con đường ra thung ra suối, con đường vào làng vào bản, con đường tới trường, tới lớp, con đường ra ruộng, ra đồng…

Từ tình cảm quê hương, người cha đột ngột (ôn lại kỉ niệm đẹp đẽ về tình cảm gia đình cao đẹp, thiêng liêng) chuyển sang nói với con về tình cảm riêng tư của “ngày cưới”:

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Không ít người đã thắc mắc về sự chuyển biến đột ngột này. Y Phương chia sẻ: tình cảm của những đôi trai gái, của cha mẹ được nảy nở, bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hương, tình yêu đối với cuộc sống lao động. Như vậy, nhà thơ quan niệm: khi con người sống gắn bó với quê hương, với lao động thì con người sẽ tìm được tình yêu, hạnh phúc. Vì thế, người con từ đó được ra đời không chỉ là xuất phát từ sự kết tinh tình yêu của cha mẹ mà còn xuất phát từ là tình cảm rộng lớn của quê hương.

Từ việc nhắc lại cội nguồn sinh dưỡng ở khổ đầu, đến khổ hai, người cha tiếp tục ngợi ca những đức tính cao đẹp của người đồng mình, gợi cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, dặn dò con cần phát huy và sống thật xứng đáng với truyền thống của quê hương mình:

Người đồng mình thương lắm con ơi
….
Không lo cực nhọc.

Niềm tự hào về con người quê hương gắn liền với những phẩm chất quí báu mà người cha muốn truyền cho con:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.

Nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những hình ảnh để nói tới cuộc sống của người miền núi như: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” “lên thác xuống ghềnh” có ý nghĩa diễn tả những khó khăn, vất vả, nghèo đói và nhọc nhằn mà họ đã và đang phải đương đầu. Điệp ngữ “sống … không chê”, kết hợp với nhịp thơ nhanh, dồn dập và biện pháp so sánh “như sông như suối” có tác dụng diễn tả sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, bền bỉ của những người con miền núi trước cuộc sống khó khăn, vất vả khi mà chiến tranh lùi xa không được bao lâu.

Qua đó, nhà thơ thể hiện niềm tự hào về “người đồng mình” với sức mạnh, ý chí thật phóng khoáng, đoàn kết, gắn bó thiết tha của họ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó, người cha mong muốn con: phải sống có tình, có nghĩa, thủy chung với quê hương, đất nước, dân tộc mình; biết chấp nhận và sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin tất thắng.

Đến bốn câu thơ tiếp theo mạch tâm tình nhắn nhủ của người cha dành cho con vẫn được tiếp nối nhưng đã chuyển sang giọng điệu triết lí sâu sắc:

Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

Nghệ thuật đối lập tương phản: giữa ngoại hình và tâm hồn. Hình ảnh “thô sơ da thịt” diễn tả vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất, khẳng khái của “người đồng mình”. Nhưng họ không hề “nhỏ bé” về tâm hồn mà rất giàu lòng tự trọng, giàu chí khí, niềm tin cao đẹp với khát vọng dựng xây, phát triển quê hương. Muốn vậy, “người đồng mình” phải lao động:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

Câu thơ có hai lớp nghĩa tả thực và ẩn dụ. Và tác giả đã miêu tả cuộc sống lao động của họ qua cụm từ “tự đục đá” thường thấy của người dân miền núi cao. Công việc của họ rất vất vả, nặng nhọc nhưng họ sẵn sàng tự nguyện làm vì sự phát triển của quê hương mình. Nhưng hình ảnh “kê cao quê hương” còn là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho lòng tự hào, tự tôn dân tộc của “người đồng mình”. Chính những con người cần cù, nhẫn nại, bằng đôi tay lao động của mình đã làm nên quê hương, làm nên phong tục tập quán lâu đời tốt đẹp của dân tộc.

Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ, dặn dò người con phải tự hào về truyền thống quê hương, lấy những tình cảm ấy làm hành trang bước vào đời:

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Hình ảnh “thô sơ da thịt” được lặp lại lần hai có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh lại niềm mong muốn của người cha dành cho con: Người đồng mình tuy mộc mạc, chân chất, bình dị, bộc trực, khẳng khái nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, luôn vươn tới những lẽ sống cao đẹp.

Vì thế, trên đường đời, con phải thật tự tin, tự hào về quê hương, sống xứng đáng với “người đồng mình”, không cúi đầu trước giông tố khó khăn, vất vả ở phía trước. Bởi đằng sau con luôn có tình cảm chở che, nâng đỡ của cha mẹ, gia đình, của quê hương và đặc biệt trong bản thân con chất chứa phẩm chất quí báu của “người đồng mình”. Hai tiếng “nghe con” ở cuối bài thơ chứa đựng biết bao nhiêu là yêu thương và niềm tin của người cha dành cho con, nhẹ nhàng, xao xuyến.

Tóm lại, bằng bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, bằng những hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu chất thơ, “Nói với con” đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Điều lớn lao nhất mà người cha truyền đến được cho con chính là lòng tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước chân vào đời. Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có lòng tự tin vững chắc.

Văn Mẫu Tình Cha Con Trong Bài Nói Với Con Sâu Sắc – Bài 6

Bài văn mẫu tình cha con trong bài Nói với con sâu sắc sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng lòng chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: Tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.

“Nói với con” là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt lòng. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào lòng người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng.

Những câu thơ đầu tiên cất lên như một lời kể chuyện thủ thỉ với con:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Đứa con từ lúc lọt lòng đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ.

Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói” , “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. Cuộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông đã vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó.

Y Phương tiếp tục gieo vào lòng người tình làng nghĩa xóm của người dân tộc luôn tha thiết, sâu nặng. Nhắc nhở con phải luôn nhớ về họ:

Người đồng mình thương lắm con ơi
…..
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây.

Cha tự hào về Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, phóng khoáng, gắn bó sâu nặng với quê hương dẫu cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong con chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin vững chắc.

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu thiết tha, trìu mến, thể hiện rõ nhất ở các câu thơ mang ngữ điệu cảm thán: Người đồng mình yêu lắm con ơi, Người đồng mình thương lắm con ơi; ở những lời tâm tình, dặn dò tha thiết: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn, Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con, Con ơi … Nghe con. Tác giả đã xây dựng thành công những hình tượng thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm sắc thái hồn nhiên, chân thực và gợi cảm của thơ ca miền núi.

Bài thơ đã thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn truyền lại cho con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê Hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Y Phương nói riêng.

Tham khảo thêm ➡️Cảm Nhận Bài Thơ Nói Với Con ❤️️ 16 Bài Cảm Nghĩ Hay Nhất

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Chi Tiết – Bài 7

Với đề bài “Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con chi tiết” thì scr.vn đã chọn lọc được bài mẫu sau đây để gợi ý cho các em học sinh.

Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết, ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi.

Cội nguồn sinh dưỡng của con trước hết là cái nôi gia đình con lớn lên trong mái ấm có cha có mẹ trong vòng tay yêu thương. Cha mẹ thấy hạnh phúc sung sướng, từ bước chập chững từ tiếng nói tiếng cười đầu tiên của con. Cách nói mộc mạc, nghệ thuật liệt kê điệp ngữ, gợi ra không khí gia đình đầm ấm tràn ngập yêu thương.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”

Hơn thế, cái nôi nhỏ bé ấy, còn được đùm bọc bởi cái nôi rộng lớn đó là quê hương. Con lớn lên trưởng thành trong cuộc sống lao động trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình quê hương. Tác giả vận dụng cách nói của người miền núi để sáng tạo những hình ảnh cụ thể vừa mang tính khái quát cao. Người đồng mình, vùng núi, dân tộc mình yêu lắm con ơi. Đan lờ, ken vách cần cù lao động, cần cù lao động đùm bọc sẻ chia gắn bó với nhau.

“Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”

Thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng trở qua nghệ thuật nhân hóa. Điều đó khẳng định một quê hương nghĩa tình. Người cha muốn nói với con vẻ đẹp ấy của người đồng mình mà để yêu, gắn bó. Do đó, khi sung sướng ôm con thơ vào lòng nhìn con khôn lớn, suy nghĩ về nghĩa tình làng bận quê nhà người cha nghĩ về kỉ niệm hạnh phúc.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước ở bên con. Vẫn cách diễn đạt mộc mạc độc đáo. Nhà thơ tiếp tục thể hiện, nét đẹp của người đồng mình qua những hình ảnh đặc sắc.

“Người đồng mình…

không lo cực nhọc”

Điệp ngữ “người đồng mình” lặp lại ba lần, đó là cảm xúc trào dâng trong tâm trạng nhà thơ. Biết bao nỗi niềm thiêng liêng da diết với quê hương với con người nơi đây mà thổn thức thành lời gọi “Yêu lắm, thương lắm, con ơi”. Đứng trước hoàn cảnh quê hương đất nước lúc bấy giờ điểm tựa tinh thần và củng cố niềm tin duy nhất là cách tin vào sức mạnh truyền thống dân tộc lòng thủy chung với quê hương.

Dù hôm nay quê hương, người đồng mình còn nghèo gian nan vất vả.” Sống trên đá, trong thung lên thác, xuống ghềnh” thì cũng đừng “chê đá gập ghềnh, chê thung nghèo đói”. Lạc quan ” như sông, như suối”. Trong ý thơ có nét đặc sắc, nhà thơ lấy cái cao xa của trời đất để đo tầm kích của nỗi buồn và ý chí người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhủ khuyên răn truyền cho con cách nhìn và nghị lực, nỗi buồn dẫu cao to như núi thì ý chí tâm hồn con người, sẽ càng xa càng dài như sông suối, lớn lao như biển rộng.

Phải biết trân trọng yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên. Dù gian nan đến đâu cũng đừng chê đừng bỏ, đừng làm việc trái lòng mình. Phải biết cần cù lạc quan để vượt qua để sống cho xứng đáng.

Người đồng mình tuy mộc mạc thô sơ nhưng giàu bản lĩnh và lòng tự trọng

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”

Ý thơ cụ thể mà hàm ý sâu xa, nhà thơ nhắc lại hai lần người đồng mình thô sơ da thịt, mộc mạc. Về lời ăn tiếng nói nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé về ý chí nghị lực lòng tự trọng mà ngược lại rất mạnh mẽ, khoáng đạt giàu niềm tin và tinh thần lạc quan, bền bỉ gắn bó với quê hương. Câu thơ độc đáo mang cách nói đặc trưng sâu sắc của người miền núi.

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

Đục đá kê cao là hành động thực người miền núi thường đục quá kê cao nhà kê nối đi, từ hình ảnh đó lời thơ chuyển nghĩa khái quát ” kê cao quê hương” đó là ý thức bảo vệ và tinh thần xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ giàu đẹp hơn là tôn vinh giữ gìn truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

Những câu cuối, nhà thơ khẳng định muốn truyền cho con sức mạnh vào truyền thống quê hương, người đồng mình tuy thế nhưng sống cao đẹp, mong con sau này lớn khôn trưởng thành trên cuộc đời phải sống cao thượng để xứng đáng truyền thống tốt đẹp đó. Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, số câu số chữ không khuôn chỉnh phù hợp mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt nhịp điệu bay bổng nhẹ nhàng.

Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Xem thêm ➡️Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Sang Thu ❤️️15 bài văn mẫu

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Sinh Động – Bài 8

Để hoàn thành tốt bài kiểm tra của mình thì các em không nên bỏ qua bài văn mẫu Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con sinh động dưới đây.

Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất, đặc biệt là tình phụ tử. Trong bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương đã mượn lời của người cha để nói và để nhắc nhở con về cội nguồn của mình. Từ đó cũng gợi ra trách nhiệm cũng như lối sống của con.

Ngay từ những câu thơ đầu, nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình đầm ấm vui vẻ có mẹ có cha và có con:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Mỗi bước chân của người con đều được cha mẹ nâng đỡ dìu dắt tận tình. Dù là đi sang bên trái hay là bên phải thì đều luôn có cha mẹ đứng đó, sẵn sàng dang rộng vòng tay để đón con vào lòng. Có lẽ chính vì vậy mà con được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ được cha mẹ chở che vỗ về. Câu thơ đã gợi được ra không khí gia đình tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Từ gia đình, người cha nói với con về quê hương và những người xung quanh con:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
……
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Người cha gọi những người cùng quê hương là người đồng mình- đây là cách nói vô cùng thân thương thể hiện được sự thân mật gắn bó giữa những con người với nhau. Nói về người đồng mình, người cha muốn nói với con rằng con không chỉ được sống trong tình yêu thương gia đình mà còn được lớn lên trong cuộc sống lao động của thiên nhiên quê hương với những con người gắn bó thân thiết, nghĩa tình thủy chung.

Không chỉ gợi cho con nhớ về cội nguồn, người cha còn muốn nói cho con về những đức tính, phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
……
Còn quê hương thì là phong tục”

Hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp qua những từ “ cao, xa, lớn” thể hiện một cuộc đời phóng khoáng. Cho dù cuộc sống của họ có khó khăn đến nhường nào thì họ vẫn luôn có trong mình một ý chí bền bỉ sẵn sàng vươn lên. Tuy họ mộc mạc nhưng lại rất ngay thẳng và yêu lao động. Họ đã tự mình dựng xây quê hương, tự “ đục đá kê cao quê hương” để rồi tạo ra một quê hương với biết bao phong tục tập quán truyền thống văn hóa đáng quý đáng trân trọng.

Nói với con những điều này, người cha không chỉ muốn con biết mà còn muốn con sống gắn bó với quê hương mình,biết yêu và tự hào về quê hương, dựng xây quê hương ngày một tốt đẹp lên. Chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình mà cha đã khuyên con, căn dặn con phải biết:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
……
Không lo cực nhọc”

Con cần phải học tập được đức tính tốt đẹp cũng như phẩm chất của người đồng mình. Phải biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà vươn lên, có ý chí nghị lực kiên cường để vượt qua mọi gian khổ. Đó là điều mà cha mong con có được bởi con là người của quê hương mình nên con phải có được những đức tính đó khi ra ngoài xã hội. Có như vậy thì con mới có thể tồn tại và phát triển được khi ra ngoài thế giới rộng lớn.

Như vậy, qua những lời người cha nói với con ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Cha mong muốn con luôn biết nhớ về gia đình quê hương để làm động lực đồng thời phải có được những phẩm chất tốt đẹp khi bước vào cuộc đời.

Tham khảo➡️ Cảm Nhận Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá ❤️️

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Giàu Cảm Xúc- Bài 9

Đón đọc bài văn “Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con giàu cảm xúc” sau đây với những câu văn sinh động và những phân tích chuyên sâu.

Không mềm mại và dịu dàng như tình mẫu tử, tình cảm của người cha dành cho con cái luôn có sự vững chãi, bền bỉ và trường tồn. Với nhà thơ Y Phương, tình phụ tử thiêng liêng ấy nhiều hơn một lời “cha yêu con”, cao hơn cả núi Thái Sơn ngàn năm lừng lững, đó là ước mơ mong con lớn lên mạnh mẽ, vững bước trên đường đời gian nan.

Qua bài thơ Nói với con, tác giả đã gửi gắm những xúc cảm vừa nguyên sơ, bình dị lại vừa chan chứa, sâu nặng của người cha với đứa con thơ bé, đồng thời thể hiện sự mong mỏi và kì vọng của đấng sinh thành đối với mầm non tương lai của đất nước.

Mở đầu bài thơ bằng những vần điệu ngây ngô:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Người con may mắn được sinh ra trong một gia đình đầy đủ, có cha, có mẹ, có tiếng nói, tiếng cười hạnh phúc của tuổi thơ. Từng bước đi chập chững đầu đời của con đều được dìu dắt bởi cha mẹ “chân phải bước tới cha”, “chân trái bước tới mẹ”, cha mẹ là người nâng bước con đi trên đường đời, ở cạnh con những ngày con thơ bé, mang đến cho con niềm vui tuổi thơ trọn vẹn, tình máu mủ ruột thịt vĩ đại và đặc biệt là công ơn sinh thành của cha mẹ dành cho con.

Với nền tảng vững chắc và hạnh phúc như vậy, người cha thủ thỉ với con về cuộc sống thường nhật, về con người quê hương xứ sở:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
…..
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Ở đây, người đọc tưởng tượng giọng thơ giống như lời kể chuyện cổ tích của người cha cho con trước giờ đi ngủ, trầm ấm và say mê. Những hình ảnh đặc trưng của người dân tộc Tày sinh sống tại miền núi như “lờ”, “nan hoa”, “vách nhà” được Y Phương lồng ghép duyên dáng và khéo léo. Một bức tranh đa sắc màu kể về cuộc sống lao động tươi đẹp của những người dân thật thà, chất phác.

Người đồng mình hăng say lao động, lờ – một dụng cụ để bắt cá được đan tết chắc chắn, tinh xảo “cài nan hoa”, nhà tranh vách đất đơn sơ, mộc mạc được lấp đầy bằng những câu hát phóng khoáng của người dân miền núi. Đồng bào dân tộc yêu lao động, làm việc nhưng không quên điểm xuyết cho cuộc sống những sắc màu nghệ thuật tài hoa.

Tác giả thể hiện sự yêu quý đối với đồng bào bằng câu nói tình cảm “người đồng mình thương lắm con ơi”, “con đường cho những tấm lòng”,tiếng lòng dành cho những người anh em ruột rà, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Những tấm lòng thơm thảo như hoa, đùm bọc, che chở lẫn nhau của những người cùng chung dòng máu đỏ da vàng.

Trên cái nền cuộc sống chan chứa tiếng cười và niềm vui ấy chính là nơi cha mẹ đã nên duyên vợ chồng, “ngày đẹp nhất trên đời” khi được cùng nhau về chung một mái nhà, cùng làm việc, cùng sinh ra con và dạy dỗ con nên người.

Trong những lời đầu tiên cha dạy con không chỉ nhắc con ghi nhớ về núi rừng nguồn cội mà còn có tình yêu thương với con người. Nhắc đến người đồng mình, người cha mang một niềm tự hào vì những đức tính tốt đẹp, quý báu truyền thống của dân tộc:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

……..
Còn quê hương thì là phong tục”

Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc chiến tranh giữ gìn độc lập và chủ quyền dân tộc, có lẽ vì vậy, người dân đều lớn lên với ý chí quật cường, đứng lên từ thất bại, từ máu lửa đạn bom. “Cao đo nỗi buồn”, “xa nuôi chí lớn” chính là để nhắc về những nỗi đau, nỗi mất mát gia đình, người thân, từ đó trở thành động lực phấn đấu không ngừng, rèn luyện ý chí kiên cường, vững chắc.

Nối tiếp truyền thống dân tộc, người cha mong con mình lớn lên, nhìn vào những tấm gương các thế hệ đàn anh đi trước để luyện rèn bản thân:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
….
Không lo cực nhọc”

Người cha muốn con hãy lớn lên quật cường, nối tiếp truyền thống quý giá được xây dựng ngàn năm của nhân dân, sống ngay thẳng, có ý chí vươn lên và luôn biết trân trọng những gì mình đang có. “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”, “Sống trong thung không chê thung nghèo đói”, đất nước Việt Nam tự do độc lập là thành quả của biết bao mồ hôi nước mắt cha ông đã hi sinh, vì vậy, nhiệm vụ của con là dựng xây, kiến thiết đất nước, đưa Tổ quốc sánh vai với các nước bạn trong khu vực và trên toàn thế giới.

Sống trong sạch “như sông như suối”, không quản ngại “lên thác xuống ghềnh”, “không lo cực nhọc”, tích lũy hành trang vững chắc để bước vào đời. Ở đây, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho đứa con bé nhỏ, không phải những lời an ủi ngợi ca êm ái, lời dặn của cha mang tầm vóc lớn lao với cái nhìn xa rộng, mong muốn con nên người và hoàn thiện bản thân. Và cuối cùng, những lời căn dặn của người cha càng trở nên ý nghĩa, sâu sắc:

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Người đọc có chút băn khoăn rằng không biết người cha đang thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ của mình, hay người con đã lớn và chuẩn bị đi xa, người cha muốn gửi gắm những lời căn dặn về lẽ sống với con. Lời nói có âm sắc vừa quyến luyến, vừa rắn rỏi, vừa dặn dò con cũng là vừa răn dạy. “Không bao giờ nhỏ bé”, cha mong con không bao giờ từ bỏ giấc mơ, không nản chí khi gặp khó khăn và không sa ngã vào con đường lầm lối.

Quả thực, người cha đặt vào con rất nhiều niềm tin và mong con thành công vang dội. Điều vĩ đại nhất người cha muốn con thực hiện chính là sống sao cho thanh khiết, liêm chính, sống cho xứng đáng với sự hi sinh của cha ông, sống đúng với đạo làm người của dân tộc.

Thể thơ tự do bay bổng và linh động, lời thơ chứa chan cảm xúc yêu thương và tự hào, đây giống như lời của chính nhà thơ muốn gửi tới con mình, mong con có một cuộc sống tốt đẹp và xứng đáng với những gì cha mẹ đã cho. Câu từ gần gũi, những hình ảnh miêu tả đặc trưng nếp sống sinh hoạt của người miền núi phía Bắc cũng thể hiện tinh thần tự hào của tác giả đối với đồng bào mình. Người cha gửi tới con những lời dạy vừa nhẹ nhàng, tha thiết mà vừa mang sức nặng tầm vóc lớn lao của cả một dân tộc.

Tình cha con thắm đượm xúc cảm được thể hiện qua cách dặn dò, dạy bảo của người cha với con, Y Phương rất xuất sắc trong việc khắc họa chân dung người nông dân Việt Nam với những đức tính tốt đẹp, ý chí cao cả, kiên trung, qua đó truyền tải tới người đọc những chiêm nghiệm về cuộc sống, con người cũng như mong muốn thế hệ trẻ lớn lên tiếp thu được những tinh hoa dân tộc, lấy đó làm cơ sở phát triển và đưa đất nước lên một tầm cao, một vị trí mới.

Xem thêm ➡️Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Cuối Bài Sóng ❤️️

Cảm Nhận Và Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Cha Con Trong Bài Nói Với Con Hay – Bài 10

Khám phá cách hành văn đặc sắc, hấp dẫn thông qua bài văn Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con hay sau đây.

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình”, rất cần cù và tươi vui:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: Cài nan hoa, ken câu hát,… đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác… đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: “Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”. Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như “cao”, “xa”, “lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những “người đồng mình”. Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”

Những “người đồng mình” vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những “người đồng mình” mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin…Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả.

Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ … Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía.

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn – nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Hướng dẫn cách 🔥Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí🔥 cực hay

Viết một bình luận