Cách Thờ Cúng Tổ Tiên: Bày Bàn Thờ Đúng Cách Nhất

Hướng Dẫn Cách Thờ Cúng Tổ Tiên, Bày Bàn Thờ Đúng Cách Nhất. Đây Là Một Trong Những Nét Đẹp Văn Hóa, Truyền Thống Của Con Người Việt Nam

Thờ Cúng Tổ Tiên Có Ý Nghĩa Gì

Thờ Cúng Tổ Tiên Có Ý Nghĩa Gì? Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy được thể hiện rõ nét qua việc thờ cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,…

Theo phong tục, người thắp hương phải mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái bày tỏ tấm lòng thành dành cho thế hệ cha ông.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Ngoài Gợi Ý Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Xem Thêm Bài Cúng Giỗ🍀

Thờ Cúng Tổ Tiên Là Tín Ngưỡng Hay Tôn Giáo

Thờ Cúng Tổ Tiên Là Tín Ngưỡng Hay Tôn Giáo? Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên của nhiều dân tộc Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa.

Thờ Cúng Tổ Tiên Bắt Nguồn Từ Đâu

Thờ Cúng Tổ Tiên Bắt Nguồn Từ Đâu. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này.

Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên. Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinh thành dưỡng… dục của bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên. Thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh thành, nuôi nấng và tác thành cho mình.

Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khi sống xứng đáng với ước nguyện của tổ tiên. Mặt khác, con cháu chỉ tôn kính, qui thuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Nếu ai, trong quá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và gia đình, chẳng những không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng phạt.

Bên Cạnh Chia Sẻ Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Tham Khảo Bài Cúng Gia Tiên 🍀

Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam

Thờ Cúng Tổ Tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.

Đến thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ); ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầm bán… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ.”

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Bên Cạnh Gợi Ý Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Chia Sẻ Văn Khấn Ngày Giỗ Ông Bà 🍀

Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Công Giáo

Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Công Giáo. Có thể nói, cơ sở của việc thờ cúng tổ tiên ở người Công giáo xuất phát ngay trong giáo lý của họ. Niềm tin tôn giáo của họ được đặt trọn vẹn vào đấng tối cao là Thiên Chúa. Thiên Chúa là trung tâm điểm nên mọi vấn đề, mọi sự lý giải, mọi ngôn từ diễn tả đều nhằm tôn vinh hình ảnh của Chúa Trời.

Việc thờ cúng tổ tiên, báo hiếu tổ tiên là những điều thuộc về con người, giáo lý đã đề ra như là những điều luật, buộc mọi người phải thực hiện. Trong “thập giới” (Mười điều răn của Thiên Chúa) thì sau ba điều răn dạy con người thờ phụng Thiên Chúa, điều răn thứ tư buộc giáo dân phải “thảo kính cha mẹ”.

Điều này đứng sau việc tôn thờ Thiên Chúa. Đây là điều rất quan trọng buộc mỗi giáo dân Công giáo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện. Con cái luôn quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa. Người Công giáo tin rằng sự hiện hữu của con người là hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng.

Và con cái luôn phải biết ơn công dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, không ngoại trừ một lý do nào, bởi đó không chỉ là bổn phận mà còn là việc làm đạo đức mà con cái dành tặng cha mẹ, cũng là việc làm đẹp dâng lên Thiên Chúa. Kinh Thánh công nhận niềm hạnh phúc của một gia đình là cha mẹ biết thương yêu con cái và con cái biết vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ.

Đây chính là cơ sở để người giáo dân Công giáo thực hành việc thờ cúng tổ tiên. Theo đó, thờ cúng tổ tiên trước hết là đạo làm người, là lòng thành kính, biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước.

Ngoài Chia Sẻ Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Tham Khảo Bài Cúng Rước Ông Bà 🍀

Cách Thờ Cúng Tổ Tiên Như Thế Nào

Thờ Cúng Tổ Tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Cách Thờ Cúng Tổ Tiên như thế nào, ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên được chia sẻ chi tiết dưới đây:

Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1… gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này không chỉ để gợi nhớ lại, tỏ lòng thành tới tổ tiên, ông bà, mà còn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh hồn người thân che chở người còn sống.

Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Tất cả mong cầu của con người sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ gì nói lấy, bày tỏ đủ lòng thành kính.

Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.

Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên Đúng Cách

Thờ Cúng Tổ Tiên Đúng Cách được nhiều gia chủ quan tâm đến

Một số thông tin hay về Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên

Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên Đúng Cách – Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, hương khói cho người đã khuất. Do đó, bên cạnh việc chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà thì việc bố trí bàn thờ như nào cũng là điều được nhiều gia chủ quan tâm.

Cách sắp đặt, bố trí bàn thờ gia tiên theo đúng quan niệm phong thủy không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính trước gia tiên mà còn tránh những điều không tốt về tâm linh ảnh hưởng đến cuộc sống của người trần.

Những quy tắc chung: Tuy theo quy mô ngôi nhà và mức sống của gia chủ mà bàn thờ gia tiên lại có kích thước cũng như hình thức khác nhau. Nhưng vẫn cần phải tuân theo những quy tắc trong bài trí bàn thờ gia tiên như sau:

  • Bát hương là vật phẩm không thể thiếu khi trưng bày bàn thờ gia tiên. Chất liệu của bát hương có thể làm bằng đồng hay sứ và được đặt trước bài vị tổ tiên, tượng thần phật.
  • Bát hương không nên quá đầy tro và thường xuyên rút bớt chân hương để bát hương được “thông thoáng”. Khi thắp hương thì chỉ thắp 1 hoặc 3 que.
  • Bàn thờ là nơi thanh tịnh, chỉ nên cúng lễ hương hoa, trà quả,… Những ngày lễ tết nếu có cỗ mặn nên đặt tại chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ.

Bên Cạnh Chia Sẻ Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Xem Thêm Bài Cúng Đưa Ông Bà  🍀

Cách Cúng Ông Bà Tổ Tiên

Cách Cúng Ông Bà Tổ Tiên, bài văn khấn tổ tiên hoàn chỉnh dưới đây

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
  • Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
  • Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
  • Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án

Chúng con thành tâm kính mời:

  • Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
  • Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bên Cạnh Gợi Ý Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Tham khảo Văn Khấn Ngày Thường 🍀

Cách Cúng Bàn Thờ Tổ Tiên

Người Việt luôn có quan niệm rằng bàn thờ là phải thanh tịch và sạch sẽ nên việc làm vệ sinh bàn thờ bằng nước sạch, nước rượu gừng hoặc nước hoa là điều gia chủ nên thực hiện thường xuyên. Thông thường thì việc làm sạch bàn thờ sẽ tiến hành vào ngày 30, ngày 14 hàng tháng trước khi cúng mùng 1, cúng rằm và vào những ngày lễ tết, ngày giỗ…

Các đồ dùng cúng lễ trên bàn thờ phải được bày biện một cách hợp lý và theo đúng nguyên tắc là bình hoa thì phải nằm ở phía bên phải còn hoa quả thì bày ở bên trái. Đèn dầu, nến, chén thờ, mâm bồng đều sẽ đặt ở phía trên. Bát hương được đặt ở vị trí trang trọng nhất ngay giữa bàn thờ và bất di bất dịch.

Cách Cúng Bàn Thờ Gia Tiên

Cách Cúng Bàn Thờ Gia Tiên, nghi thức cúng gia tiên

Khi cúng thì người chủ gia đình phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả”, rượu và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương (nhang) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.

Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên ngưòi quá cố, ngày tháng năm (dương lịch và âm lịch), tên địa phương mình ở, tên mình và tên những ngưòi trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện,…

Riêng tên người quá cố ta phải, khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của cúng, khấn, vái, và lạy

Ngoài Chia Sẻ Cách Thờ Cúng Tổ Tiên 🍀 Xem Thêm Văn Khấn Cầu Bình An Tại Nhà 🍀

Viết một bình luận