Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất [88+ Câu Hay Và Ý Nghĩa]

Sưu Tầm Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất. Tặng Bạn 88+ Câu Hay Và Ý Nghĩa, Chứa Đựng Nhiều Giá Trị Nhân Văn Sâu Sắc.

Ca Dao Tục Ngữ Về Sản Xuất

Sưu tầm những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất hay và ấn tượng nhất

  • Được mùa lúa, úa mùa cau
    Được mùa cau, đau mùa lúa.
  • Cơm ăn một bát sao no
    Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
    Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
    Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
  • Mồng chín tháng chín có mưa
    Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
    Mồng chín tháng chín không mưa,
    Thì con bán cả cày bừa đi buôn.
  • Lập thu mới cấy lúa mùa,
    Khác nào hương khói lên chùa cầu con.
    Mạ chiêm ba tháng không già
    Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non.
  • Bao giờ đom đóm bay ra
    Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
  • Ai ơi nhớ lấy lời này
    Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
    Nhờ trời hòa cốc phong đăng
    Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
    Được mùa dù có tại trời
    Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

Khám Phá 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Về Lượng Và Chất 🌻 hay nhất

Chùm Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất Nổi Tiếng

Tuyển tập chùm ca dao tục ngữ về lao động sản xuất nổi tiếng.

Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rễ bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.

Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quả.

Làm ruộng ba năm không bằng chằm tăm một lứa.

Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.

Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.

Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất

Chia sẻ đến bạn đọc những câu Ca Dao Tục Ngữ Lao Động Sản Xuất mang nhiều ý nghĩa

  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
  • Nhất thì nhì thục.
  • Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
  • Gió heo may, mía bay lên ngọn.
  • Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
  • Năm trước được cau, năm sau được lúa.
  • Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.
  • Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
  • Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
  • Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.
  • Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
  • Một tiền gà, ba tiền thóc.

🌻Bên Cạnh Ca Dao Về Lao Động 🌻 Chia Sẻ Ca Dao Tục Ngữ Về Khoan Dung

Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Cần Cù

Tham khảo một số gợi ý sau đây về câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Cần Cù

  • Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
    Sang đâu những kẻ say xưa tối ngày.
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
    Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
  • Muốn cho lúa nảy bông to
    Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.
  • Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
    Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
    Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công!
    Bao giờ cây lúa còn bông
    Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
  • Người ta đi cấy lấy công,
    Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
    Trông trời, trông đất, trông mây
    Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
    Trông cho chân cứng, đá mềm
    Trời êm, bể nặng mới yên tấm lòng.
  • Tháng chạp là tháng trồng khoai,
    Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
    Tháng ba cày vỡ ruộng ra,
    Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
  • Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
    Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
  • Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
    Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy.

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Chăm Chỉ

Xem thêm một số câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất chăm chỉ, cần cù khác sau:

  • Ngày thì đem thóc ra phơi,
    Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay.
    Một đêm là ba cối đầy
    Một tay xay giã, một tay giần sàng
    Tháng ba ngày tám rỗi ràng,
    Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.
  • Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
    Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
  • Tỏ trăng mười bốn được tằm
    Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm.
  • Ơn trời mưa nắng phải thì,
    Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
    Công lên chẳng quản lâu đâu,
    Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

🌻Bên Cạnh Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động 🌻 Tham Khảo 🌵 Ca Dao Việt Nam 

Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Tự Giác

Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Tự Giác, đức tình tốt đẹp của người Việt Nam

Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

❣️ Cảm nhận bài ca dao trên

  • Việt Nam là đất nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, vì vậy mà hơn chín mươi phần trăm dân số là làm nghề nông. Ở các làng, các thôn việc sản xuất nông nghiệp đã trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến mà bất cứ người nào, bất cứ gia đình nào cũng làm.
  • Vì vậy mà để cho công việc bớt đi tính chất cực nhọc, để có thêm tinh thần và sức mạnh cho sản xuất thì những người nông dân không chỉ lặng lẽ một mình đi sớm về khuya mà học còn hô hào, động viên nhau cùng tham gia sản xuất “Rủ nhau đi cấy đi cày”.
  • Cấy cày đều là những công việc tất yếu, quan trọng mà người nông dân nào cũng phải làm, vì chỉ có cấy cày thì mùa màng mới được bội thu, lúa mới có thể đầy bồ.
  • Câu ca dao này cũng xuất phát từ thực tế của công việc, công việc đồng áng tuy vất vả nhưng vẫn có thời gian nông nhàn, đó là sau khi thu hoạch lúa.
  • Câu ca dao thể hiện được niềm tin mạnh mẽ của những người nông dân vào cuộc sống. Và niềm tin ấy sẽ giúp cho họ vượt qua bao khó khăn, dù công việc có gian khó đến đâu thì họ tin chắc chỉ cần có sự đồng lòng, tin tưởng thì sẽ đều vượt qua được tất cả
  • Bài ca dao này như một bài ca lao động thực sự vì nó tiếp cho con người thêm những niềm tin vào cuộc sống, dù công việc có vất vả đến đâu đi nữa thì chỉ cần sự quyết tâm, chung sức, lạc quan của con người thì mọi việc khó nhọc sẽ không còn là thử thách, kết quả tốt đẹp sẽ luôn ở trước mắt.

Câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất ”Có khó mới có miếng ăn / Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

❣️ Giải thích câu tục ngữ trên

  • Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền.
  • Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó.
  • Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau”âu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc, giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra.
  • Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính. Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.
  • Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả.
  • Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.

Xem Thêm Chùm 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam🌻 hay nhất

1 bình luận về “Ca Dao Tục Ngữ Về Lao Động Sản Xuất [88+ Câu Hay Và Ý Nghĩa]”

Viết một bình luận