51+ Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu Hay Nhất, Tìm Hiểu Về Thiên Nhiên Và Con Người Vùng Cao Tây Bắc Qua Sáng Tác Văn Học Dân Gian.
Ca Dao Tục Ngữ Ở Địa Phương Lai Châu
Giới Thiệu cùng bạn đọc Ca Dao Tục Ngữ Ở Địa Phương Lai Châu với những nét đặc trưng độc đáo và thú vị, đây là một bộ phận quý giá trong văn học dân gian cần được bảo tồn và gìn giữ.
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, là tỉnh miền núi cao, nằm ở phía bắc sông Đà. Là một tỉnh biên giới, Lai Châu phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.
Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối. Lai Châu có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục tập quán vẫn nguyên sơ.
Xưa kia Lai Châu hay Mường Lai được đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam. Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống.
Lai Châu là một địa phương có văn hoá dân gian phong phú và độc đáo, đến đây có thể nghe nhiều truyện cổ dân gian về lịch sử thiên nhiên, non nước con người, tắm mình trong dòng suối dân ca và vui chung với những giờ phút thăng hoa trong các lễ hội.
Với đặc điểm về dân cư có sự chung sống, gắn bó của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số mà văn hoá dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng cở vùng đất Lai Châu có nhiều nét đặc trưng động đáo. Ở Lai Châu, ca dao dân ca tục ngữ vốn được lưu truyền trong đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Văn học dân gian từ xa xưa đã gắn liền với đời sống lao động, phong tục tập quán và nhất là gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương.
Chúng tôi xin chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, dân ca của địa phương Lai Châu ở những phần nội dung tiếp theo của bài viết, mời bạn đọc cùng thưởng thức những tác phẩm dân gian đặc sắc này.
- Nhiều mây trời mới đổ mưa
Nhiều người mới nên làng nên bản - Của xin không đủ ngày
Của mua không đủ năm
Chăm làm có ăn, siêng nằm chết đói - Giữ lấy rừng về sau phát triển
Để cho muôn mó nước, sông suối tuôn trào
Ai nhớ được câu nói ấy thì mới nên người - Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc
Bên cạnh Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu, có thể bạn sẽ thích 🌼 Thơ Về Lai Châu 🌼
Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu
Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu rõ ràng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các thế hệ người đồng bào nơi đây. Được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, và là một giá trị văn hoá của dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ. Đồng thời, nó cũng được lưu truyền như một bài học kinh nghiệm về những kỷ niệm đã qua.
- Khau Co, Khau Phạ, Khau Riềng
Trong ba Khau ấy thì kiềng Khau Co - Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên
- Sấm đầu năm trên đầu sông đà sửa gác,
Sấm đầu năm trên nguồn sông Mã sửa thuổng. - Sấm trước không mưa.
- Nắng tháng 6 được lúa
Nắng tháng 9 mất mùa - Làm nhà đợi danh thì không tốt,
Làm ruộng đợi mạ thì không tốt - Chuối đã trồng không nên nhổ
Dâu đã trồng không nên bới. - Bổ tre bổ đằng ngọn, Chẻ mây, chẻ đằng gốc.
- Rét vừa tốt mạ, Rét quá tốt rau.
- Nương rợp mắt không bằng ruộng một thửa.
- Ngắm mây thì mất, ngắm đất thì còn.
- Muốn ăn cơm phải bừa ruộng kỹ, Muốn ăn khoai phải phát rừng lồ ô
- Anh đến thăm, em thương nghĩa,
Anh đến thăm, em thương tình,
Như thể cá chép ở chung khoang
Như thể rượu nếp ở chung vò
Thương nhau đã quyết nên bạn
Yêu nhau đã quyết nên tình
Lời tình trao, thề có trời có đất…
…
Lòng anh chết đi sống lại nhiều lần
Bởi anh thấy khách mường ngoài
Đem lễ vật đến hỏi em yêu
Khách đến hỏi, bố mẹ em ưng gả
Khách đến nhà, bố mẹ em nhận lời.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Về Yên Bái 🌠
Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu Nổi Tiếng
Đừng bỏ lỡ tuyển tập những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu Nổi Tiếng sau đây:
- Bản nào, bản không có gà vàng
Mường nào, mường không có người giỏi. - Đi nương nhớ mang theo chó,
Đi ruộng, chớ mang theo con nhỏ - Làm ruộng ai chẳng muốn ngon,
Nuôi con ai chẳng muốn khôn lớn. - Anh em cãi nhau ba ngày không mất
Vợ chồng cãi nhau một buổi thành người dưng. - Bố mẹ khuyên chưa bằng thầy bảo,
Thầy bảo chưa bằng tự mình suy. - Anh em đến nhà chớ đánh chó
Chú bác đến nhà chớ mắng con. - Của do mình làm ra tựa nước mạch
Của cha mẹ để lại tựa như của trôi sông.
Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Lai Châu
Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Lai Châu của dân tộc Thái là một kho tàng tri thức, kinh nghiệm về sản xuất, đời sống tinh thần, qua đó thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng, tình cảm của con người.
Trong kho tàng văn học dân gian của cộng đồng người đồng bào thiểu số ở Lai Châu những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ của đồng bào Thái chiếm một khối lượng lớn và chứa đựng những kinh nghiệm sống được đúc kết từ nhiều đời vô cùng phong phú và đặc sắc. Xin nhặt ra đây một ít câu ví dụ để bạn đọc thấy sự ý vị, tinh tế của bà con đồng bào Thái qua “lời ăn tiếng nói thường ngày”:
- Ruộng hoang quý trâu đực
Mường có giặc quý người gan dạ - Ruộng nhiều nương thì tốt
Bản nhiều tạo thì khổ. - Nghe lời hay chớ vội phi ngựa
Nghe lời dở chớ vội thắt cổ. - Hỏi đường hỏi người già
Xin cơm xin gái trẻ. - Thóc không phơi nắng sao khô vở
Người không đi đây đó sao khôn. - Chọn vợ, xem người mẹ
Chọn trâu xem con đầu đàn. - Gáy của ai, người ấy không tự thấy
Ngày chết, không ai tự đoán được. - Chưa gặp giặc chớ khoe giỏi võ
Chưa qua sông chớ vội khoe giỏi bơi. - Người khôn lo tính về dài
Người dại lo tính lùi sau. - Càng ăn cơm càng thấy rét
Càng muốn làm đẹp càng tháy méo mó. - Lên núi này thấy thấp
Nhìn núi nọ thấy cao - Cây trong rừng không bằng ngọn
Nhiều người, nhiều ý khác nhau.
Không chỉ có Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Sơn La 🍀
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu
Cứ tưởng tượng giữa trùng điệp của núi rừng bạt ngàn xưa, Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lai Châu được cất lên bằng những lời trầm bổng của con người bình dân trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta sẽ thấy một khung cảnh đầy thơ mộng và lãng mạn thế nào.
- Uốn cây uốn khi còn non
Uốn con uốn khi còn nhỏ - Trai bỏ vợ không mất một đồng
Gái chê chồng mất một thành hai - Đám cưới có đôi
Cột nóc phải lẻ - Diện như nàng dâu đi quạt
- Đánh con người, con người chạy ra búi bái
Đánh con mình, con mình chạy lại lòng. - Anh em nơi xa không bằng ba nhà búng rộc.
- Được con dâu, sâu mặt mẹ chồng.
- Bé con cha, lớn con chú, con ông.
- Em trai chồng với chị dâu như trầu với lá mướp
- Em chồng với chị dâu như măng mu rau tróc.
- Yêu nhau đắp vó cũng ấm,
Chẳng yêu nhau chăn bông đệm ấm ễnng chẳng nên. - Ngọt như dấm mẻ.
Lành như con kẻ ( con chồng) mẹ ý ( mẹ ghẻ). - Trăm thứ hoa không bằng hoa con cái ( gái).
- Trăm thứ trái không bằng trái hồng cơm (lúa gạo).
- Không lấy được em,
Không phải chê em xấu, em nghèo,
Mà tại tiền cheo trâu cưới - Chồng làm nên ông, nên quan
Bởi vợ khôn ngoan, hiền lành. - Nuôi em khó chiều tính
Nuôi con khó chiều lòng - Chồng tốt như lạt buộc nhiều vòng
Chồng hư như tổ ong buộc cổ - Chiều chồng không dệt được vải
Chiều con không có ăn - Cây gãy còn gốc
Thuyền vỡ còn mái chèo
Cha chết còn chú còn bác
Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Thơ Về Bắc Kạn ☘