Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum [54+ Câu Ca Dao Nổi Tiếng]

Tuyển Tập 54+ Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum Hay Nhất, Đây Là Mảnh Đất Vùng Cao Nguyên Đất Đỏ Trù Phú, Nên Thơ.

Ca Dao Tục Ngữ Ở Địa Phương Kon Tum

Ca Dao Tục Ngữ Ở Địa Phương Kon Tum là những sáng tác văn học kết tinh văn hoá của cộng đồng dân cư địa phương. Với những nét đặc trưng riêng có về tự nhiên, vị trí, thổ nhưỡng, cư dân bản địa, vùng đất này đã là cái nôi hình thành nên những tác phẩm văn học dân gian đặc sắc và giá trị.

Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Nơi đây từ xưa đã là địa bàn cư trú của người Ba Na bản địa, dẫn đến tên gọi Kon Tum, nghĩa là “Làng Hồ” theo tiếng Ba Na.

Do nằm ở vị trí đặc biệt, đất đai bằng phẳng, màu mỡ được sông Đăk Bla bồi đắp, và cũng do nhiều yếu tố lịch sử mà vùng đất này dần trở thành nơi định cư của nhiều dân tộc khác nhau. Là tỉnh hiện có hơn 20 dân tộc sinh sống, 51% dân số của tỉnh là đồng bào dân tộc ít người, nhiều nhất là Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, B’ Râu, Rơ Mân…

Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Kon Tum sống bằng nghề làm nương rẫy và săn bắn. Kon Tum có một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Cuộc sống buôn làng của đồng bào các dân tộc với những phong tục tập quán riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống.

Ở Kon Tum, dân ca vốn được lưu truyền trong đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Ca dao dân ca gắn liền với đời sống lao động, phong tục tập quán và nhất là gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương.

Chúng tôi xin chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, dân ca của địa phương Kon Tum ở những phần nội dung tiếp theo của bài viết, mời bạn đọc cùng thưởng thức những tác phẩm dân gian đặc sắc này.

  • Ước váy em treo cành cây Tang
    Ước áo anh treo cành cây Tung
    Ước người ta cùng sưởi
    Bên lửa hồng
    Xuống suối cùng em bắt cá
    Lên rừng cùng anh hái rau
  • Ong như lúa vãi
    Ong giống rũ nằm cho đông
    leo lên tận ổ Ktưng
    Lấy cho hết mật rừng, mật cây

Ngoài Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum, giới thiệu với bạn tuyển tập 🌨 Thơ Về Kon Tum 🌨

Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum

Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum với những hình ảnh, những biểu tượng chỉ có ở miền núi cao nguyên, và nó cũng chỉ có từ cách cấu ý lập ngôn rất đặc trưng của bà con miền này, không vay mượn, không trộn lẫn vào đâu được.

  • Măng nhớ lời cây le
    Tắc kè lớn nhờ cây cao
    Con lớn nhờ vào cha mẹ
    Người lớn nhờ có bạn bè ta trăm ngàn…
  • Cơn ho khôc khôc
    Cơn ho trăng cho
    Cơn ho đầy trời
    Cơn ho đầu rừng
  • Em ơi
    Ướt váy ta phơi cành cây tang
    Ướt khố ta vắt lên cây Tung
    Ướt người ta cùng sưởi bên lửa hồng
    Xuống suối cùng anh bắt cá
    Lên rừng với em hái rau
    Ta sống bên nhau mãi mãi.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong tuyển tập 🌟 Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Giang 🌟

Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Kon Tum

Trong Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Kon Tum, có một phần văn học dân gian do đồng bào người Ba Na sáng tác, với sự ngắn gọn, vần vè, lấy hiện tượng thực tế, tự nhiên để truyền tải nội hàm tổng hợp về kinh nghiệm sống, phê phán thói đời, hoặc răn dạy con người… được người Ba Na vận dụng rất phong phú, linh hoạt, đầy sức gợi tứ và giàu biểu cảm.

Trong kho tàng văn học dân gian của cộng đồng người đồng bào thiểu số ở Kon Tum những câu tục ngữ, thành ngữ của đồng bào Ba Na chiếm một khối lượng lớn và chứa đựng những kinh nghiệm sống được đúc kết từ nhiều đời vô cùng phong phú và đặc sắc. Xin nhặt ra đây một ít câu ví dụ để bạn đọc thấy sự ý vị, tinh tế của bà con Ba Na qua “lời ăn tiếng nói thường ngày” (tức tục ngữ, thành ngữ):

  • Để nói về người biết chăm chút, lo toan, người Ba Na có câu: “Chân ngoài rừng, tay trong nhà”! – Chân còn đang bước ngoài đường mà đã nghĩ suy sắp đặt những chuyện cần phải làm ở nhà khi về đến nơi. Câu này nếu là người ở miền xuôi thì sẽ nói “Chân ngoài đồng tay trong nhà”. Yếu tố rừng là thực thể không gian sinh sống của người Ba Na, không vay mượn.
  • Để ngợi ca người có kinh nghiệm sống, người Ba Na có câu: “Con gái lúa lép, bà góa lúa chắc” – Con gái dẫu đẹp xinh thì vẫn là người chưa đủ chín chắn để lo toan gia đình, chỉ có các bà đã có gia đình mới đủ kinh nghiệm vun vén cho hạnh phúc riêng tư – Một ý tưởng so sánh, ví von rất độc đáo, cũng dựa vào thực tế canh tác nông nghiệp mà ra.
  • Để biểu đạt tư tưởng “trọng nghĩa khinh tài” theo như kiểu nói của người miền xuôi, thì người Ba Na có câu: “Hiểu biết gọi bằng anh, giàu có gọi bằng em” – Đặt sự giàu có (mà thiếu văn hóa) xuống vai em, tôn sự hiểu biết lên hàng anh. Quả là một quan niệm sống rất “khinh thế ngạo vật” vậy.
  • Còn nói về một người có tính trăng hoa thô bỉ, thích có nhiều mối tình nhưng từ chối bổn phận, trách nhiệm, thì từ công việc sản xuất nông nghiệp nương rẫy, người Ba Na lấy làm ví von: “Rẫy cũ bỏ hoang, rẫy mới bỏ cỏ” – Anh tham lam quá, đã có rẫy cũ còn tìm rẫy mới, nhưng rồi rẫy nào cũng bỏ hoang, bỏ cỏ, đáng lên án, phê phán.
  • Nói về một chân lý sống thì có câu: “Nặn cục đá không chảy ra nước, nặn bụng dê đực không đẻ ra con” là để khuyến cáo những người nuôi ảo tưởng, ảo vọng trong đời, như làm sao vắt đá ra nước hoặc trông chờ dê đực đẻ con?!

Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum Ngắn

Còn nhiều nữa, những câu tục ngữ, thành ngữ của người Ba Na đầy ý vị ở vùng đất Kon Tum. Dưới đây là một số câu đặc sắc:

  • Khỉ gặp khỉ lấy, vượn thấy vượn ăn
  • Buồng chuối mà chặt hai lần
  • Chưa có muối đã lo kiếm bao
  • Mày lấy váy tao mặc, đưa khố mày cho tao
  • Bụng rỗng như bụng trống, miệng nói lời cồng chiêng

Cùng với Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Bình Phước 💧 ý nghĩa!

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum quả thật là những “lời châu ngọc” của người xưa truyền đời cho con cháu, là tinh hoa văn hóa của người dân địa phương trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

  • Lược ngà anh dắt mái tóc xoăn
    Để em về đêm thương ngày nhớ
    Em muốn ôm anh vào trước ngực
    Như được đắp tấm chăn êm
  • Tây Nguyên dốc đứng cao mù
    Về nhà dốc thấp, chổng khu mà trèo
  • Một bên đèn sách văn chương
    Một bên Hủi cụt nàng thương bên nào

Bên cạnh những câu ca dao tục ngữ lưu hành ở địa phương Kon Tum được người xưa sáng tác. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc một bài thơ hiện đại đặc sắc viết về con người và mảnh đất Kon Tum đậm đà nghĩa tình.

Này em gái nhỏ Kontum
Có gì mà phải ngại ngùng nữa đâu
Tiếc gì cũng đã xa nhau
Ta về xuôi, em ở đầu non cao

Phải chăng em sợ những đèo
Ngại e bão lụt chẳng theo ta về
Nửa lòng muốn, nửa lòng chê
Giam ta vào giữa bốn bề gió mưa

Ta như một tấm vải thưa
Em-con mắt thánh, có lừa được đâu
Niềm mong ươc đã xanh râu
Long ta hợp phố mà châu xa lìa

Mười năm núi vẫn ngồi kia
Dakbla vẫn ngược nước chia đôi dòng
Mười năm ta chạy lòng vòng
Duyên gì nay bước ngựa hồng về đây

Xưa đừng nôm, ná-hai tay
Đời ta đâu đến nỗi này-lênh đênh!

Tiếp theo Ca Dao Tục Ngữ Về Kon Tum, ời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Về Đắk Nông 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Viết một bình luận