Bạo Lực Gia Đình: Nguyên Nhân, Hậu Quả, Thực Trạng, Giải Pháp

Cùng SCR.VN tìm hiểu về bạo lực gia đình: nguyên nhân, hậu quả, thực trạng, giải pháp… với những thông tin cập nhật mới nhất.

Khái Niệm Bạo Lực Gia Đình

Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, bao gồm mọi hành vi bạo lực, lạm dụng hoặc kiểm soát không lành mạnh trong mối quan hệ gia đình. Đây có thể là hành vi vật lý, tinh thần, tình dục hoặc tài chính đối với các thành viên trong gia đình bởi một hoặc nhiều thành viên khác.

Bạo lực gia đình (BLGĐ) không phân biệt về tuổi tác, giới tính, tôn giáo, hoặc địa vị xã hội, và có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em, người lớn, và người cao tuổi. Một số dạng BLGĐ thường gặp bao gồm:

  • Bạo lực vật lý
  • Bạo lực tinh thần
  • Bạo lực tình dục
  • Bạo lực kinh tế

Khám phá tuyển tập 💝 Thông Điệp Về Bạo Lực Gia Đình 💝 Khẩu Hiệu Gia Đình Hạnh Phúc

Bạo Lực Gia Đình Về Kinh Tế Là Gì?

Bạo lực gia đình về kinh tế là một dạng bạo lực gia đình trong đó người bạo hành sử dụng quyền lực tài chính để kiểm soát, đe dọa hoặc làm tổn thương người khác trong gia đình. Cụ thể, nó bao gồm các hành vi như:

  • Chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản: Cố ý làm hư hỏng tài sản riêng hoặc chung của gia đình, sử dụng tài sản của người khác mà không có sự cho phép.
  • Tước đoạt quyền sử dụng tài sản: Ngăn cản hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng hoặc thừa kế tài sản của các thành viên khác trong gia đình.
  • Kiểm soát thu nhập: Hạn chế hoặc ngăn cản thành viên gia đình tiếp cận hoặc sử dụng tài chính, tạo ra tình trạng phụ thuộc về mặt kinh tế.
  • Đe dọa hoặc ràng buộc tài chính: Sử dụng tiền bạc hoặc tài sản để đe dọa, ép buộc hoặc kiểm soát người còn lại trong mối quan hệ.
  • Cản trở việc làm và phát triển sự nghiệp: Người bạo hành có thể ngăn chặn hoặc cản trở việc người còn lại làm việc, học hành hoặc phát triển sự nghiệp để giữ họ phụ thuộc vào mình.
  • Cản trở quyết định tài chính cá nhân: Ngăn chặn hoặc can thiệp vào quyết định về tài chính cá nhân của người khác.

Biểu Hiện Của Bạo Lực Gia Đình

Biểu hiện của bạo lực gia đình có thể rất đa dạng và không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Bạo lực thể chất: Đánh đập, hành hung, gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe. Các biểu hiện bạo lực vật lý bao gồm vết thương, bầm tím, gãy xương, thương tích, hoặc các dấu hiệu của việc bị tấn công về mặt vật lý.
  • Bạo lực tinh thần: Lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây áp lực tâm lý nghiêm trọng. Nạn nhân của BLGĐ có thể thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, tự ti, hoặc phản ứng tức giận không tỉnh táo. Họ cũng có thể trở nên trốn tránh hoặc cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè.
  • Bạo lực tình dục: Cưỡng ép quan hệ tình dục, có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục không được sự đồng ý của đối phương.
  • Bạo lực kinh tế: Kiểm soát tài chính, chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản, hạn chế quyền tiếp cận hoặc sử dụng tài chính của thành viên gia đình.

Đón đọc trọn bộ 🎀 Nghị Luận Về Bạo Lực Gia Đình 🎀 39+ Bài Văn Về Bạo Hành Điểm Cao

Hậu Quả Của Bạo Lực Gia Đình

Hậu quả của bạo lực gia đình có thể lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của bạo lực gia đình:

  • Tác động đến sức khỏe: Nạn nhân có thể gặp thương tích, bầm tím, gãy xương, hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim, trầm cảm, lo lắng, và thậm chí là tử vong.
  • Tác động về mặt tâm lý và tinh thần: BLGĐ có thể gây ra sự lo lắng, trầm cảm, tự ti, giảm tự tin, phản ứng tức giận, và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
  • Tác động đến học tập và nghề nghiệp: BLGĐ có thể làm giảm hiệu suất học tập và khả năng tập trung của các nạn nhân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và tiềm năng tương lai.
  • Tác động đến mối quan hệ xã hội: Nạn nhân có thể trở nên cô lập và tránh xa bạn bè, gia đình và các mối quan hệ xã hội khác, dẫn đến sự cô đơn và cảm giác cô lập.
  • Tác động đến mối quan hệ gia đình: BLGĐ có thể làm suy yếu mối quan hệ gia đình, gây ra xung đột, căng thẳng và hủy hoại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
  • Tác động đến trẻ em: Trẻ em trong một môi trường BLGĐ có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm lý và hành vi như tự huỷ hại bản thân, lạm dụng chất cấm, và chúng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực trong tương lai hoặc trở thành kẻ bạo hành.

Bạo Lực Gia Đình Gây Ra Tác Hại Gì Cho Cá Nhân Gia Đình Và Xã Hội?

Bạo lực gia đình gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội như sau:

  • Đối với cá nhân: Nạn nhân của BLGĐ có thể gặp phải các tổn thương về thể xác và tinh thần, làm suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Họ cũng có thể đánh mất sự tự tin và khả năng tự lập.
  • Đối với gia đình: BLGĐ làm rạn nứt mối quan hệ, tạo ra môi trường sống không lành mạnh, và có thể là nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
  • Đối với xã hội: BLGĐ gây ra mất ổn định, tăng chi phí cho hệ thống y tế và pháp lý, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em, khiến trẻ em có nguy cơ mắc các rối loạn về hành vi, cảm xúc và tâm lý.

Khám phá chi tiết 🎉 Ca Dao Tục Ngữ Về Tệ Nạn Xã Hội 🎉 48+ Câu Hay

Nguyên Nhân Bạo Lực Gia Đình

Nguyên nhân của bạo lực gia đình có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ cá nhân đến xã hội:

  • Nhận thức sai lầm: Một số người coi bạo lực là cách giải quyết xung đột hoặc thể hiện quyền lực. Các vấn đề cá nhân như stress, rối loạn tâm thần, lạc hậu trong nhận thức cũng có thể gây ra BLGĐ.
  • Yếu tố kinh tế: Mâu thuẫn về tài chính hoặc áp lực kinh tế có thể dẫn đến căng thẳng và bạo lực, góp phần vào việc xảy ra BLGĐ.
  • Ảnh hưởng của rượu bia, ma túy: Việc sử dụng chất kích thích có thể dẫn đến nguy cơ bạo lực do làm tăng cảm xúc tiêu cực và giảm khả năng kiểm soát hành vi..
  • Thiếu hiểu biết pháp luật: Không nhận thức được hậu quả pháp lý của hành vi bạo lực.
  • Áp đặt quyền uy: Mong muốn kiểm soát hoặc thống trị người khác trong gia đình.
  • Thiếu kỹ năng giao tiếp: Không biết cách giải quyết xung đột một cách lành mạnh.
  • Tác động từ môi trường xã hội: Hình ảnh bạo lực được thấy trong cộng đồng hoặc qua truyền thông có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân.
  • Sự vô cảm của xã hội: BLGĐ có thể là kết quả của một xã hội chấp nhận bạo lực, vô cảm với các hành vi bạo lực gia đình, khiến cho những người bị bạo hành không có sự hỗ trợ cần thiết.
  • Yếu tố văn hóa xã hội: Một số nền văn hóa coi trọng nam giới, bất bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em, có thể tạo điều kiện cho việc bạo hành trong gia đình.

SCR.VN chia sẻ 🌺 STT Buồn Về Hôn Nhân Gia Đình Hay Nhất 🌺 101+ Status Buồn

Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Việt Nam Hiện Nay

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.

Những con số trên rất đáng để suy ngẫm.

Hiện nay, bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất giữa các thành viên trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng nắm đấm để dạy vợ là do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế…

Ngược lại trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng.

Tóm lại, BLGĐ xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, ngoài vấn đề tâm lý còn phải kể đến vấn đề đạo đức, kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia đình.

Ngoài ra hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái. Với tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động dạy bảocon cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc.

Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để con cái phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định ở trong thời kỳ phong kiến.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục – một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, BLGĐ xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác.

Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do:

Những người già thì sức khỏe yếu, đầu óc thiếu tỉnh táo, sáng suốt, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian, công sức của mình cho cha mẹ, không đủ kiên nhẫn, bao dung hoặc cũng có thể do áp lực công việc và gánh nặng cuộc sống đúng như câu ca dao xưa “Cha mẹ nuôi con bằng trời bể – Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiến tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nạn nhân chủ yếu của loại bạo lực này là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào sự giáo dục những người làm dâu, làm con trong gia đình.

Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau. Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận gia đình hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ hiếu của dân tộc Việt Nam.

Sưu tầm tặng bạn 💖 Ca Dao Tục Ngữ Về Gia Đình Văn Hóa 💖 81+ Câu Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Bạo Lực Gia Đình Bị Phạt Như Thế Nào?

Bạo lực gia đình bị phạt như thế nào? Dưới đây là các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề này:

*Căn cứ Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bị xử lý như sau:

  • Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị:
  • Xử lý vi phạm hành chính;
  • Xử lý kỷ luật;
  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Ngoài ra, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định nêu trên thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

*Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, Đảng viên có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình bị xử lý kỷ luật theo quy định như sau:

  • Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
  • Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh, vật dụng kích động hoặc nhằm kích động bạo lực gia đình.
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em ruột với nhau.
  • Thờ ơ, vô cảm hoặc ngăn cản việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
  • Trường hợp đã bị kỷ luật theo quy định nêu trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
  • Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
  • Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức hoặc ép buộc đóng góp tài chính quá khả năng; kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính.
  • Có hành vi buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái pháp luật.
  • Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác gây bạo lực gia đình.
  • Dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
  • Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
  • Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Có thể bạn sẽ thích 💕 Ca Dao Dân Ca Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình 💕 92+ Câu Hay]

Bạo Lực Gia Đình Theo Nghị Định 144

Dưới đây là các quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính người có hành vi bạo lực gia đình:

Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
  • Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có.

Đồng thời, Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
  • Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Bạo Lực Gia Đình Có Bị Đi Tù Không?

Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù với các hành vi bạo lực gia đình về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015), cụ thể:

  • Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  • Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình dẫn đến đủ căn cứ cấu thành các tội khác trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác – Điều 134; Tội hành hạ người khác – Điều 140; trường hợp gây chết người còn có thể bị truy cứu về Tội giết người – Điều 123… thì người phạm tội sẽ bị xử lý tùy theo hành vi, mức độ phạm tội và hậu quả mà mình gây ra.

Truyền động lực cho bạn với 🌹 Slogan Hay Về Cuộc Sống 🌹 Những Câu Slogan Độc, Bứt Phá Nhất

Bạo Lực Gia Đình Hình Ảnh Mới Nhất

Dưới đây là những hình ảnh bạo lực gia đình mới nhất khiến cộng đồng phẫn nộ và không khỏi xót xa:

Hình ảnh vết thương BLGD
Hình ảnh vết thương BLGD
Hình ảnh thương tích do BLGD
Hình ảnh thương tích do BLGD
Hình ảnh nạn nhân BLGD
Hình ảnh nạn nhân BLGD
Hình ảnh khi bị BLGD
Hình ảnh khi bị BLGD
Hình ảnh BLGD trẻ em
Hình ảnh BLGD trẻ em
Hình ảnh BLGD chồng đánh vợ
Hình ảnh BLGD chồng đánh vợ

Các Vụ Bạo Lực Gia Đình Nổi Tiếng

Chia sẻ cho bạn thông tin về các vụ bạo lực gia đình nổi tiếng làm rúng động dư luận dưới đây:

Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Bé Gái 3 Ở Hà Nội

Chiều 13/10/2022, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú tại Thạch Thất, Hà Nội) mức án tử hình về tội giết người, 4 năm tù về tội cố ý gây thương tích, tổng hợp hình phạt là tử hình và buộc bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại gần 470 triệu đồng.

Huyên là người có hành vi hành hạ, đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé Đ.N.A. (3 tuổi), con gái chị Nguyễn Thị L. (27 tuổi, trú tại huyện Thạch Thất) – người tình đang chung sống với Huyên. Cáo trạng xác định, quá trình chung sống với mẹ con bé A., Huyên đã nhiều lần hành hạ, đánh đập cháu bé.

Tháng 9/2021, Huyên dùng bột keo khô công nghiệp đổ vào lỗ mũi bé A. Tháng 10/2021, Huyên mua 2 gói thuốc diệt cỏ dạng chất lỏng mang về pha với nước ngọt rồi đưa cho bé A. uống. Tháng 11/2021, Huyên bắt cháu A. há mồm, nhét 2 chiếc đinh vít vào và bắt cháu uống nước để nuốt. Tháng 12/2021, Huyên đánh cháu A. gãy xương tay. Cả 4 lần, bé A. được mẹ đưa đi cấp cứu kịp thời nên vẫn giữ được tính mạng.

Chưa từ bỏ dã tâm, sáng 17/1/2022, Huyên sau đó dùng quả tạ đóng liên tiếp 10 chiếc đinh dài hơn 2cm (loại dùng cho súng bắn đinh trong xưởng mộc) vào đầu cháu A khiến cháu tử vong vào ngày 12/3/2022.

Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Bé Gái 3 Ở Hà Nội
Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Bé Gái 3 Ở Hà Nội

Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Thai Phụ Ở Kiên Giang

Giữa tháng 5/2023, mạng xã hội lan truyền nhiều clip của thai phụ Bùi Thị Tuyết G. (38 tuổi, ngụ xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) cầu cứu cộng đồng mạng khi bị chồng bạo hành dã man. Chị G. tố cáo bị chồng là Trần Văn Luân (37 tuổi, ở Kim Thành, Hải Dương) đánh đập dã man dù đang mang thai.

Theo chị G., mâu thuẫn vợ chồng phát sinh khi công việc kinh doanh của Luân gặp trục trặc, ế ẩm nên phải đóng cửa quán ăn. Khoảng đầu năm 2022, Luân thất nghiệp, thường xuyên ở nhà chơi game, hay yêu cầu chị vay tiền họ hàng để nạp game, nếu không nghe lời sẽ bị đòn roi. Dù biết vợ đang mang thai con thứ hai, nhưng gã chồng vũ phu vẫn đánh đập thương tiếc.

“Những trận đòn bị lột quần áo, trói tay chân rồi quất bằng dây nồi cơm điện, thắt lưng chưa phải là khủng khiếp. Vô số lần anh ta dùng cây móc hơ nóng dí vào mặt, tay, chân, đùi tôi.

Ba lần khác anh ấy còn tưới cồn đang cháy lên người tôi làm lông mi, quần áo tôi cháy xém. Mỗi lần đánh, thấy tôi sắp ngất xỉu anh ta ngừng tay. Anh ta khẳng định sẽ không đánh tôi chết liền mà để chết từ từ…”, chị G. bật khóc tố cáo hành vi man rợ của chồng.

Sau những thông tin lan truyền trên mạng, Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) nhanh chóng xác minh vụ việc. Vào ngày 17, 18 và 21/5, Công an huyện Kim Thành đã mời Trần Văn Luân đến cơ quan công an làm việc. Ngày 21/5, chị G. cũng đã đến Công an huyện Kim Thành làm việc và được cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện này đưa đến Trung tâm y tế huyện Kim Thành để khám bệnh.

Kết quả giám định thương tích trên cơ thể chị G. cho thấy có 62 vết bỏng da, 143 vết xước da, bầm tím trên khắp cơ thể (vết dài nhất lên tới 12cm). Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể chị G. là 29%. Ngày 21/8, TAND huyện Kim Thành tổ chức phiên tòa sơ thẩm xét xử, tuyên phạt Trần Văn Luân hơn 9 năm tù với 2 tội danh là Cố ý gây thương tích và Hành hạ vợ.

Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Thai Phụ Ở Kiên Giang
Vụ Bạo Lực Gia Đình Đối Với Thai Phụ Ở Kiên Giang

Mẹ Kế Đánh Con Gái 8 Tuổi Ở TP.HCM

Vụ việc “mẹ kế” đánh đập, bạo hành đến chết bé N.T.V.A (8 tuổi, ở TP.HCM) đã khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ngày 28.12, Cơ quan điều tra Công an Q.Bình Thạnh quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ở Gia Lai) về tội “hành hạ người khác”. Nguyễn Võ Quỳnh Trang là “mẹ kế” bạo hành con riêng của ông Nguyễn Kim Trung Thái (người tình của Trang).

Trong thời gian dài cùng sống chung, Trang nhiều lần đánh đập bé V.A., gây nên nhiều vết bầm trên người. Cụ thể, Trang dùng roi mây để “răn dạy” bé A. và tiếp tục dùng gậy gỗ đánh đập khi roi mây bị gãy.

Đến ngày 22.12.2021, trong quá trình dạy học cháu A., theo cơ quan công an Trang nhiều lần đánh cháu trong suốt 4 giờ đồng hồ vì làm bài sai. Sau đó, cháu A. bị nôn ói, ông Thái đưa cháu đi cấp cứu nhưng cháu A. tử vong sau đó.

Với manh mối điều tra được, sau đó Công an TP.HCM đã khởi tố bổ sung tội giết người với Trang và khởi tố bắt tạm giam ông Thái (cha của bé) với hành vi Che giấu tội phạm.

Mẹ Kế Đánh Con Gái 8 Tuổi Ở TP.HCM
Mẹ Kế Đánh Con Gái 8 Tuổi Ở TP.HCM

Tặng bạn những khẩu hiệu ý nghĩa 💖 Slogan Hay 💖 Các Slogan Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

10+ Giải Pháp Bạo Lực Gia Đình Hiệu Quả Nhất

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả để phòng chống bạo lực gia đình:

  1. Hoàn thiện chính sách và pháp luật: Thúc đẩy việc thi hành luật pháp và các chính sách cứng rắn khác để bảo vệ nạn nhân và trừng phạt kẻ gây ra bạo lực gia đình. Nghiên cứu thêm về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình để phát triển các chiến lược và chính sách hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này.
  2. Tăng cường công tác chỉ đạo và lãnh đạo: Phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình phòng chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi gia đình.
  3. Tăng cường giáo dục và nhận thức: Cung cấp thông tin và giáo dục về bạo lực gia đình cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, để họ hiểu về quyền lợi của mình và học cách phòng tránh và báo cáo khi xảy ra tình trạng này. Phát triển các chương trình phòng ngừa bạo lực gia đình, bao gồm việc giáo dục về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và tạo ra các hình mẫu lành mạnh trong gia đình.
  4. Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Gia đình và bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích nạn nhân thoát khỏi tình huống bạo hành, cung cấp sự ủng hộ cần thiết và tạo ra một môi trường an toàn để họ tìm kiếm sự giúp đỡ.
  5. Hỗ trợ tâm lý và tài chính: Cung cấp dịch vụ tâm lý và tài chính cho nạn nhân của bạo lực gia đình để họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết để thoát khỏi tình huống bạo hành.
  6. Tăng cường hỗ trợ cộng đồng: Xây dựng mạng lưới hỗ trợ cộng đồng bằng cách hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các nhóm xã hội, và các địa phương để cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tạo ra một môi trường an toàn cho các nạn nhân.
  7. Tăng cường hỗ trợ pháp lý: Cung cấp hỗ trợ pháp lý miễn phí hoặc giảm giá cho nạn nhân bạo lực gia đình để họ có thể tìm kiếm tiếp cận đơn vị bảo vệ pháp lý nếu cần thiết.
  8. Nâng cao năng lực cán bộ: Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhh. Đào tạo nhân viên y tế và cảnh sát để nhận biết và xử lý hiệu quả các trường hợp bạo lực gia đình, cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ cho nạn nhân.
  9. Tăng cường quan hệ cộng đồng: Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng mạnh mẽ để tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương. Điều này giúp khuyến khích trò chuyện và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có ai trải qua bạo lực gia đình.
  10. Hỗ trợ cho người gây ra bạo lực: Cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho những người gây ra bạo lực gia đình để giúp họ thay đổi hành vi và kiểm soát cảm xúc của mình một cách tích cực.

Bạn có thể dễ sàng sở hữu ngay 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bạo Lực Gia Đình Là Gì Nghị Luận Xã Hội Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ cho bạn đọc bài viết nghị luận xã hội bạo lực gia đình là gì hay nhất để cùng suy ngẫm:

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ để ta trở thành người công dân có ích cho xã hội. Dẫu biết vị trí, vai trò, ý nghĩa của gia đình nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy mặt trái của nó. Đó là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình. Mâu thuẫn, cãi vã được giải quyết qua vũ lực và trở thành bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa vợ – chồng, cha mẹ – con cái, các thành viên trong gia đình với nhau.

Nạn bạo lực gia đình là vấn đề đang nhận được nhiều chú ý, quan tâm của xã hội. Nó xảy ra trên khắp đất nước, trong mọi tầng lớp nhân dân. Bình quân, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 31.500 vụ bạo lực gia đình với mức độ tổn hại khác nhau. Sự việc tưởng chừng rất dễ giải quyết vì cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng không phải như vậy. Bạo lực gia đình chưa bao giờ trở nên nhức nhối như hiện nay.

Nạn nhân của bạo lực gia đình rất thường xuyên phải kể đến là phụ nữ và trẻ em. Số liệu thống kê sơ bộ của Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy hơn 58% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình: thể chất, tình dục và tinh thần. Còn trẻ em dễ thành nạn nhân của bạo lực gia đình bởi tư tưởng “yêu cho roi cho vọt” nhưng thực chất là răn đe, đánh đập, gây tổn hại đến cả thể xác và tinh thần của các em hơn là nghĩa lý yêu thương.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân của bạo lực gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự lan rộng không ngừng của hành vi bạo lực gia đình. Nhận thức của nhiều người trong chúng ta vẫn chưa được sáng rõ. Hầu hết mọi người cho rằng người chồng có quyền “dạy dỗ” vợ. Xã hội cùng bản thân người chồng cho họ có quyền “dạy dỗ” và người vợ cũng như các bé gái luôn có suy nghĩ cam chịu.

Kinh tế cùng tệ nạn xã hội chính là yếu tố làm gia tăng bạo lực gia đình. Khi nhu cầu không được đáp ứng dễ khiến con người thêm nóng giận. Họ trút giận, giảm stress qua bia rượu, qua cách gây bạo lực cho người khác.

Xảy ra bạo lực gia đình một phần bởi các thành viên trong gia đình chưa đủ thấu hiểu, bao dung, yêu thương, hi sinh, nhường nhịn nhau. Họ vô cảm thờ ơ nên tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm bệnh bạo lực. Chính quyền địa phương- đại diện pháp luật rất ít khi xử lý các vấn đề bạo lực gia đình. Họ thường quy đó vào việc riêng. Hành vi đó dung túng cho nạn bạo lực gia đình.

Hậu quả của bạo lực gia đình đó là những tổn thương không bao giờ có thể bù đắp được. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất với những thương tích lớn nhỏ khác nhau. Có trường hợp còn dẫn đến tử vong như vụ án người chồng ở Bình Phước trong cơn say lấy búa đập vợ đến chết. Ảnh hưởng thứ hai là tác động về sức khỏe tinh thần.

Nạn nhân của bạo lực luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, cảm thấy thất vọng vào cuộc sống và tâm trí họ luôn nhen nhóm ý định tự tử. Còn người gây ra bạo lực trực tiếp đã phá hỏng đi các mối quan hệ và bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Thậm chí, người có hành vi bạo lực còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những trường hợp bạo lực nghiêm trọng. Các thành viên khác trong gia đình dù chưa phải nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng trong họ luôn là nỗi ám ảnh, sợ hãi và họ mất niềm tin vào gia đình, vào hạnh phúc.

Nhiều người trẻ hiện nay chọn cho mình lối sống độc thân vì họ sợ bạo lực gia đình. Bản thân họ có thể đã từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực. Nếu lớp lớp người trẻ chọn lối sống độc lập ấy sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến duy trì giống nòi và sự phát triển của đất nước ta trong tương lai.

Giải pháp của vấn nạn bạo lực gia đình luôn là thách thức lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội. Điều chúng ta có thể làm chỉ là cố gắng phòng chống và đẩy lùi nó. Phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức, trình độ của mọi người. Đẩy mạnh xây dựng phong trào gia đình văn hóa, tổ chức các hội thi phòng chống bạo lực gia đình, gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Việc lựa chọn hôn nhân và người bạn đời cũng cần phải hết sức cẩn trọng để chắc chắn bạn của tương lai đủ bao dung cho nhau không gây bạo lực. Nhà nước, pháp luật phải có biện pháp xử lý người gây ra hành vi bạo lực. Từng cá nhân hãy dũng cảm cất lên tiếng nói bảo vệ bản thân và gia đình mình. Mỗi người hãy tự xây dựng cho mình một trái tim với tình yêu đủ lớn để yêu thương, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cha mẹ hãy yêu thương, sẻ chia cho nhau vui buồn để làm gương cho những con trẻ noi theo. Trẻ em sẽ được bồi dưỡng niềm tin tưởng vào hạnh phúc từ chính cha mẹ.

Người lớn đừng tạo bóng ma tâm lí trong các em. Một gia đình luôn xảy ra cãi vã và bạo lực sẽ hủy đi tương lai của thế hệ trẻ thơ. Dẫu trong cuộc sống ngoài kia cũng nhiều gia đình hạnh phúc nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mỗi chúng ta cùng trao yêu thương để nhận yêu thương.

Bạo lực gia đình là vấn nạn của toàn xã hội. Ai cũng cần chú ý các hành tinh, ứng xử. Đứng trước những ảnh hưởng xấu của bạo lực gia đình. Chúng ta có thể phòng tránh để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Hạnh phúc trong tầm tay khi bạn biết trân trọng và gìn giữ. Hãy để yêu thương làm tan biến tối tăm, để tất cả chúng ta đều được tận hưởng hạnh phúc gia đình.

Cơ hội nhận quà free với 🍀 Vòng Quay Thẻ Cào Miễn Phí 🍀 Siêu HOT

Viết một bình luận