Bài Thơ Đi Chơi Phố: Lời, Hình Ảnh Và Giáo Án A-Z

Bài Thơ Đi Chơi Phố ❤️️ Lời, Hình Ảnh Và Giáo Án A-Z ✅ Một Bài Thơ Thật Hay Và Giàu Ý Nghĩa Trong Chương Trình Giáo Dục Mầm Non.

Thơ Đi Chơi Phố Của Tác Giả Nào

Thơ Đi Chơi Phố Của Tác Giả Nào là điều đầu tiên cần tìm hiểu khi giới thiệu với bé bất kỳ bài thơ nào.

Hiện nay có hai bài thơ “Đi chơi phố” phổ biến và thường được giảng dạy trong chương trình giáo dục mầm non. Hai bài thơ này có cùng đề tài về giao thông có ý nghĩa giúp trẻ em nhận thức được những quy tắc khi qua đường.

Dưới đây giới thiệu đến bạn đọc bài thơ của hai tác giải là Trần Nhật Thu Và Triệu Thị Lê.

Mời bạn khám phá tuyển tập 💕 Thơ Chủ Đề Gia Đình Cho Trẻ 💕 đặc sắc.

Lời Bài Thơ Đi Chơi Phố

Lời Bài Thơ Đi Chơi Phố ngắn gọn và ý nghĩa đem đến những giá trị giáo dục cho bé.

Đi chơi phố
Tác giả: Trần Nhật Thu

Vịt cùng gà
Đi chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội
Đèn vàng nổi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh chân
Qua đường nhé!
Ô vui quá
Sáng hôm nay
Bao điều hay
Nghe đến thích.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có Chùm 🦋 Thơ Về Bến Tre 🦋 hay và ý nghĩa!

Giáo Án Thơ Đi Chơi Phố

Giáo Án Thơ Đi Chơi Phố với bài thơ của tác giả Triệu Thị Lê.

CHỦ ĐỀ: LUẬT GIAO THÔNG.

THƠ: ĐI CHƠI PHỐ (Triệu Thị Lê)

1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức

– Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc thơ “Đi chơi phố”, của tác giả Triệu Thị Lê.

– Hiểu nội dung bài thơ khi đi đường phải tuân thủ luật giao thông.

* Kỹ năng

– Trẻ lắng nghe và đọc theo cô cả bài thơ.

– Trẻ có thể trả lời được câu hỏi ngắn và đơn giản.

* Thái độ

– Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ, tích cực tham gia các hoạt động.

– Giáo dục trẻ biết thực hiện một số quy định khi tham gia giao thông giao thông.

2. Chuẩn bị

– Nội dung bài thơ để dạy trẻ, câu hỏi đàm thoại.

– Mô hình đèn hiệu giao thông, ngã tư đường phố.

3. Tổ chức hoạt động

Họat động của côHoạt động của trẻ
* Gây hứng thú
– Các con ơi lại đây với cô nào!- Giới thiệu các cô tới dự- Hôm nay cố thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chún mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.- Hôm nay ai đưa con đi học?- Chúng mình đi bằng phương tiện gì?- Khi đi từ nhà đến trường có bạn nào gặp đèn xanh đèn đỏ không?- Thế đã có bạn nào thấy đèn xanh đèn đỏ chưa?- Chúng mình thấy ở đâu nhỉ?- Đúng rồi. đèn xanh đèn đỏ chỉ có ở ngoài phố thôi- Khi đi ra phố gặp đèn xanh đèn đỏ chúng mình đi như thế nào? Khi đi ra đường phố chúng mình phải đội mũ bảo hiểm tuân thủ các luật lệ giao thông, đèn đỏ dừng lại đèn xanh thì đi…
Hoạt động1 : Giới thiệu – đọc thơ.- Để biết được về ngã tư đường phố, và các quy định khi tham gia giao thông và các quy định chấp hành luật giao thông như thế nào, hôm nay cô và các con sẽ đọc bài thơ “Đi chơi phố”.- Cô đọc thơ cho trẻ nghe+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ- Cô vừa đọc xong bài thơ “ đi chơi phố”? Của tác giả Triệu Thị Lê?+ Lần 2 : Cô và trẻ đọc thơ lần 2 trên mô hình.- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài e tập lái ô tô- Chúng mình và cô vừa đọc bài thơ gì?
Hoạt động 2: Đàm thoại – Trích dẫn – Giảng giải- Chúng mình vừa cùng cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?- Bài thơ nói về gì?- Đi chơi phố gặp đèn đỏ như thế nào?- Tiếp đến đèn gì?- Đèn vàng thì đi như thế nào?- Gặp đèn gì chúng ta mới được Đi?* Giáo dục: Bài thơ “Đi chơi phố” nói về chuyến đi chơi phố của các bạn nhỏ đã tuân thủ luật an toàn giao thông: đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn vàng chuẩn bị đi và đèn xanh mới được đi qua đường. Chúng mình phải nhớ, khi đi ra đường phải có người lớn dắt các con nhớ chưa.
Hoạt động 3: Dạytrẻ đọc thơ- Chúng mình cùng thể hiện là em bé ngoan cùng thi đua đọc thơ hay nhất để tặng các cô giáo hôm nay nhé!- Cả lớp đọc- Cho trẻ đọc theo tổ: + Các bạn nhỏ tổ 1+ Các bạn nhỏ tổ 2+ Các bạn nhỏ tổ 3- Đọc thơ theo nhóm: nhóm 3- 4 trẻ đọc- Cá nhân trẻ đọc thơ: 1- 2 trẻ(Trẻ đọc thơ cô sửa sai, sửa ngọng cho trẻ nếu có)- Cả lớp đọc thơ: “Đi chơi phố” 1 lần.+ Kết thúc: Hát em đi qua ngà tư đường phố


 – Trẻ lại quanh cô
– Trẻ lắng nghe   
– xe máy , ô tô 
– Không ạ- rồi ạ            
– lắng nghe  
Trẻ vừa đi vừa hát lên mô hình – Trẻ trả lời- Đi chơi phố, Triệu thị lê
– đường phố
– dừng lại thôi
– Đèn vàng
– Chậm lại thôi
– Đèn xanh.  
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe  
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ đọc thơ. 
– Cả lớp đọc 1-2 lần
– tổ 1 đọc
– Tổ 2 đọc
– Tổ 3 đọc 
– cá nhân đọc  
– Trẻ hát

Mời bạn khám phá thêm nội dung đặc sắc trong tuyển tập 💕 Thơ Về Bình Minh 💕 hay nhất.

Hình Ảnh Bài Thơ Đi Chơi Phố Nhà Trẻ

Hình Ảnh Bài Thơ Đi Chơi Phố Nhà Trẻ được minh hoạ sinh động với những nét vẽ tươi tắn sẽ tạo nên sự hứng thú cho các bé.

Bé Nhận Biết Đèn Giao Thông
Bé Nhận Biết Đèn Giao Thông
Đèn Đỏ Thì Dừng Lại
Đèn Đỏ Thì Dừng Lại
Đèn Xanh Thì Đi Qua
Đèn Xanh Thì Đi Qua
Bé Tuân Thủ Hiệu Lệch Giao Thông
Bé Tuân Thủ Hiệu Lệch Giao Thông

Chia sẻ cùng bạn thơ 🌹 Con Mèo Mà Trèo Cây Cau 🌹 hay và ý nghĩa!

Giáo Án Bài Thơ Đi Chơi Phố Mầm Non

Giới thiệu đến bạn đọc Giáo Án Bài Thơ Đi Chơi Phố Mầm Non của tác giả Trần Nhật Thu.

THƠ “ ĐI CHƠI PHỐ” (Trần Nhật Thu)

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

–  Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ, Trẻ biết cảm nhận và thể hện nhịp điệu của bài thơ.

–  Kỹ năng: 
Phát triển vốn từ cho trẻ, cách diễn đạt và diễn cảm.
Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.

– Giao dục: 
Trẻ chú ý, tập trung lắng nghe.
Trẻ hiểu được một số luật lệ giao thông.
Mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô.

II/ CHUẨN BỊ:

– Nhạc
– Tranh vẽ nội dung bài thơ “Đi chơi phố”.
– Máy tính
– đèn xanh, đèn đỏ- 

III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Bé vui âm nhạc
– Cô thấy hôm nay ai cũng ngoan , đi học không khóc nhè vậy cac con cùng hát với cô nhé!
– Cô và trẻ cùng Hát bài “Đi đường em nhớ”
– Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
– Trong bài hát nói về gì?
– Vì sao mọi người phải chấp hành luật lệ giao thông?

* Giới thiệu: Có đôi bạn gà và vịt đi chơi phố, để biết hai bạn ấy chấp hành luật giao thông như thế nào, hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “Đi chơi phố”.

* Hoạt động 2: Bé thích những vần thơ+ Cô đọc thơ
– Lần 1: Đọc thơ diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh.
– Lần hai: Đọc thơ lết hợp cho trẻ xem máy tính

+ Đàm thoại
– Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
– Trong bài thơ có những nhân vật nào?
– Vịt cùng gà đi đâu?
– Cô đọc hai câu thơ: “ Vịt cùng gà – Đi chơi phố”- Gặp đèn đỏ vịt và gà đã làm gì?
– Ngoài đèn đỏ ra còn có đèn gì nữa?
– Khi đèn xanh bật lên gà và vịt đã làm gì?
– Được đi chơi phố gà và vịt đã làm gì?
– Gd trẻ biết được một số luật lệ giao thông.

+ Trẻ đọc thơ
– Trẻ đọc tho dưới hình thức tập thể, tổ, tốp, cá nhân.
– Khi trẻ đọc thơ cô động viên trẻ đọc diễn cảm, chú ý sửa sai cho trẻ.

* Hoạt động 3: Trò chơi tìm đèn tín hiệu
– Cô chia lớp thành 2đội
– Cô có rất nhiều đèn tín hiệu mù xanh , màu đỏ
– Cô yêu cầu mỗi đội phải chạy nhanh lấy đúng đèn tín hiệu của đội mình
– Đội nào thắng sẽ được một chiếc ô tô
– Cô bao quát, báo hết giờ, nhận xét trẻ chơi

Giáo dục: Khi đi trên đường, gặp ngã tư đường phố thì đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi , phải đi cùng người lớn, không được tự ý qua đường

Kết Thúc :Nhận Xét –Tuyên Dương

Tặng bạn trọn bộ 😁 Thơ Về Hoàng Hôn Đẹp 😁 hài hước và mới lạ.

Đi Chơi Phố Của Triệu Thị Lê

Đi Chơi Phố Của Triệu Thị Lê là một bài thơ ý nghĩa vừa giúp trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ đồng thời vừa giáo dục quy định giao thông.

Đi chơi phố
Tác giả: Triệu Thị Lê

Ði chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội
Ðèn vàng rồi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh nhanh
Qua đường nhé!

Đi chơi phố Triệu Thị Lê
Đi chơi phố Triệu Thị Lê
Dạy bé đi qua đường theo tín hiệu giao thông
Dạy bé đi qua đường theo tín hiệu giao thông
Nhớ dừng lại khi đèn đỏ nhé
Nhớ dừng lại khi đèn đỏ nhé

Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Về Tre 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Tranh Bài Thơ Đi Chơi Phố

Tranh Bài Thơ Đi Chơi Phố của Trần Nhật Thu được minh hoạ bằng những nét vẽ sinh động và vui tươi.

Gặp Đèn Đỏ Thì Dừng Lại
Gặp Đèn Đỏ Thì Dừng Lại
Gặp Đèn Xanh Qua Đường Nhé
Gặp Đèn Xanh Qua Đường Nhé

❤️️ Còn rất nhiều những nội dung đặc sắc được biên soạn tại SCR.VN mà chắc chắn bạn sẽ thích ❤️️ 👉 Câu Đố Về Mẹ Cho Trẻ

Viết một bình luận