15+ Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Ngắn Gọn, Ý Nghĩa Nhất. Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Bài Văn Ý Nghĩa, Giàu Cảm Xúc Dưới Đây.
Vu Lan Báo Hiếu Là Gì, Lễ Ngày Nào ?
Vu Lan Báo Hiếu là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của Phật giáo, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam và các nước Á Đông. Lễ này nhằm tưởng nhớ và báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và tổ tiên.
Nguồn gốc:
- Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện về Đại Đức Mục Kiền Liên, một trong những đệ tử của Phật Thích Ca. Khi thấy mẹ mình bị đày đọa trong kiếp ngạ quỷ, Mục Kiền Liên đã cầu cứu Phật. Phật dạy rằng chỉ có cách nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới có thể cứu mẹ ông. Từ đó, ngày rằm tháng 7 âm lịch trở thành ngày lễ Vu Lan, ngày mà mọi người cúng dường, làm phước để báo hiếu cha mẹ.
Ý nghĩa
- Lễ Vu Lan không chỉ là dịp để báo hiếu cha mẹ mà còn là thời gian để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và những người đã khuất. Đây cũng là dịp để thực hành các hành động thiện nguyện, phóng sinh và làm phước
Thời gian:
- Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Nếu tính theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hàng năm.
Giới thiệu đến bạn chùm 💧 Thơ Vu Lan Báo Hiếu 💧 bất hủ
Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.
Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Tham khảo bài thơ nổi tiếng 👉 Đi Khắp Thế Gian Không Ai Tốt Bằng Mẹ
Cách Viết Về Vu Lan Báo Hiếu
Viết về Vu Lan Báo Hiếu là một chủ đề thường được đề cập trong các bài viết về văn hóa truyền thống Việt Nam. Để viết về vu lan báo hiếu, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
- Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan, cũng như các truyền thống và phong tục liên quan đến ngày này. Bạn có thể đọc sách, tài liệu hoặc tìm kiếm thông tin trên internet.
- Xác định mục đích và nội dung của bài viết: Bạn cần quyết định mục đích viết bài của mình là gì, ví dụ như giải thích ý nghĩa của lễ Vu Lan, tường thuật về các truyền thống và phong tục, hay chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ.
- Lên kế hoạch và sắp xếp ý tưởng: Sau khi xác định được mục đích và nội dung của bài viết, bạn cần lên kế hoạch và sắp xếp ý tưởng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng về cách bố trí nội dung và định dạng bài viết để tránh việc lộn xộn và khó đọc.
Xem thêm tuyển tập 🍂 Stt Vu Lan Báo Hiếu 🍂 cha mẹ
Những Bài Viết Hay Về Ngày Vu Lan – Mẫu 1
Những bài viết hay về ngày vu lan được SCR.VN biên soạn chi tiết sau đây.
👉 Bài 1
Đức Phật từng dạy: “Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt”. Tháng 7 âm lịch về, một mùa Vu lan – mùa hiếu hạnh đã đến. Đây là mùa của yêu thương, hội ngộ, là dịp để hàng triệu người con bày tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành. Lễ Vu lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên (một trong những đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni) đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nhờ tấm lòng hiếu thảo của mình.
Ngài đã dùng tấm lòng thành của mình và thực hiện việc cúng dường Tam bảo, thánh Tăng khắp mười phương vào đúng ngày Rằm tháng bảy, nhờ công đức đó, mẹ của ngài đã được giải thoát. Đức Phật chỉ dạy, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này vào ngày Rằm tháng bảy.
Kể từ đó, lễ Vu lan (hay còn gọi là Pháp Vu Lan Bồn) ra đời để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành hiện còn hoặc đã qua đời, cũng là để cứu vớt chúng sanh muôn loài.
Những năm gần đây, lễ Vu lan ngày càng được tổ chức quy mô, trọng thể. Các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh còn tổ chức chương trình văn hóa, nghệ thuật Phật giáo, thả đèn hoa đăng làm tôn vinh thêm giá trị của ngày lễ Vu lan.
Thực sự, ngày lễ Vu lan không chỉ trở thành “ngày hội hiếu” của riêng tín đồ Phật tử mà còn là dành cho quần chúng nhân dân. Lễ Vu lan đã góp phần nâng cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân trong lòng người dân Việt Nam.
Nghi thức Bông hồng cài áo xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo.
Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào năm 1962. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ “hiếu” mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Hoa hồng trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha.
👉 Bài 2
Nếu mùa xuân là sự khởi đầu và niềm tin, hy vọng thì Vu lan là mùa ân nghĩa, hiếu hạnh. Ngày lễ của lòng báo ân, tri ân càng được những người trẻ biết đến và quan tâm và hành động nhiều hơn. Vu Lan – mùa báo hiếu, không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo, ngày lễ của những người con Phật mà đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiều Liên, đệ tử xuất chúng của đức Phật đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên.
Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.
Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Câu Đối Hay Về Cha Mẹ 🔥 đặc sắc và ý nghĩa
Viết Cho Mùa Vu Lan Ngắn Nhất – Mẫu 2
Gợi ý cho bạn cách viết cho mùa vu lan ngắn nhất dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
“Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục. Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao”. Khi cơn gió thu se lạnh thổi về, chiếc lá vàng rơi theo từng hạt mưa bay, ấy là một mùa Vu Lan nữa lại về, như nhắn nhủ lòng người nhớ về tổ tiên nguồn cội, tri ân công lao trời biển của mẹ cha.
Cuộc sống có biết bao nhiêu tình cảm cao đẹp, đáng trân quý, nhưng thiêng liêng, ấm áp, cao cả mà thầm lặng nhất vẫn là tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái. Tình cảm đó mỗi người đều mang theo từ lúc còn bé dại, thơ ngây cho đến khi khôn lớn, trưởng thành.
Để tri ân, tưởng nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục trời bể của mẹ cha, mỗi dịp rằm tháng bảy về, trên khắp đất nước Việt Nam nói chung, những miền quê Hà Tĩnh nói riêng đều rộn ràng lễ Vu Lan báo hiếu.
Báo hiếu với ông bà, tổ tiên, với bậc sinh thành là một truyền thống văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Lễ Vu Lan, tín ngưỡng của Phật giáo đã làm sâu sắc, nhân văn hơn truyền thống thờ cha kính mẹ của dân tộc, tô đậm thêm truyền thống đó để trở thành một sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng.
Vu Lan xuất phát từ tích chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên tụng niệm cứu mẹ. Tích xưa của nhà Phật kể lại, bà Thanh Đề – mẹ của Mục Kiền Liên là người giàu sang nhưng tâm địa lại ác độc. Khi mất, bà bị đày vào hỏa ngục. Thấy mẹ sống khổ sở, đói khát, ông đưa cơm cho mẹ, bát cơm hóa thành than đỏ. Không đành lòng nhìn mẹ như vậy, Mục Kiền Liên đã tìm đến cầu xin Phật Thích ca cứu rỗi linh hồn mẹ mình.
Được Phật dạy rằng, đợi đến ngày Rằm tháng bảy, khi chư tăng mười phương “tự tứ” (lễ kết thúc thời gian an cư), hoan hỷ nhất thì xin chư tăng tụng niệm độ trì cho. Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Kiền Liên mới thoát khỏi khổ đạo.
Từ đó, Phật giáo truyền lại tục lệ là vào ngày Rằm tháng bảy hằng năm, con cháu đều thắp hương, làm lễ cầu nguyện ông bà, cha mẹ đời đời được siêu độ; cha mẹ còn sống thì được an lành, hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.
Gợi ý 🌷 Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn Cha Mẹ 🌷 ý nghĩa
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Ý Nghĩa – Mẫu 3
Bài viết về vu lan báo hiếu ý nghĩa được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
“Hạnh phúc khi được cài bông hồng đỏ thắm”
Khi ai đó nhắc về Vu Lan chúng ta lại bồi hồi nhớ về cha mẹ, Người đã khuất, Người đang còn.
Trong tim mỗi người, mẹ luôn là hình ảnh cao đẹp nhất. Mẹ là quê hương, là bóng mát, là hi sinh, là chở che, mẹ là tất cả, suốt cuộc đời chỉ sống vì con. Những tháng ngày mang nặng đẻ đau, trải qua biết bao nhọc nhằn vất vả chưa một lần kể than.
Mẹ – Người phụ nữ mạnh mẽ nhất của cuộc đời con, phong ba bão táp ngoài kia sao có thể làm Người gục ngã. Người có thể làm tất cả mọi thứ chỉ mong cho con có được cuộc sống ấm êm và nụ cười hạnh phúc.
“Mẹ thương con mẹ nói, Cha thương con cha làm”. Cha không quãng nắng dầm mưa hay đường mòn hẹp lối, cha làm tất cả chỉ mong nụ cười con trọn vẹn. Bao đêm thức trắng, bao đêm vượt biển to, sóng lớn không run sợ, chỉ sợ rằng con chẳng được ấm no như bạn bè cùng trang lứa.
Lúc nhỏ sống trong vòng tay chở che của cha mẹ con nào biết trân quý, cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ mà quên đi ơn nghĩa sâu dày. Đến khi trưởng thành, con mãi chạy theo những thú vui ngoài kia, con ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình mà quên đi cha mẹ đã già yếu.
Những lúc con bướng bỉnh, không ngoan thì cha mẹ cũng chỉ mỉm cười, nhưng mấy ai biết phía sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt xót xa. Mẹ cùng con bước qua bao vui buồn của cuộc sống, cha dìu con qua những khó khăn của cuộc đời. Mẹ xót xa mỗi khi con mình vấp ngã, cha mừng khi thấy con mình đã vững bước trên đường đời lắm phong ba.
Trong mắt mẹ cha, con mãi là đứa bé ngây ngô như những ngày thơ dại, dù rằng con có là ai, trưởng thành đến đâu đi chăng nữa thì với mẹ con vẫn mãi là như thế, vẫn luôn cần sự che chở bảo bọc của gia đình. Người ta vẫn hay nói: “Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở đáy ta sẽ tìm được lòng yêu thương và sự tha thứ vô bờ”, thế đấy, cả đời cha mẹ chỉ biết sống vì con cái.
Hãy yêu thương họ khi họ vẫn còn đang hiện hữu vì khi mất đi rồi ta biết tìm kiếm nơi đâu. Có thể mua được tất cả nhưng hỡi ơi, sao có thể mua được tấm lòng mẹ cha.
“Thời gian thấm thoát thoi đưa
Mẹ con nay đã già đi đôi phần
Con ước con mãi thời thơ trẻ
Để mẹ con còn mãi tuổi đôi mươi”
Hạnh phúc cho những ai đang còn cha còn mẹ, còn được cài lên ngực áo mình hoa hồng đỏ thắm. Mỗi chúng ta hãy làm tròn bổn phận chữ hiếu của đạo làm con, để mai kia cha mẹ đi rồi cũng không phải hối tiếc muộn màng.
Đọc thêm ✅ Danh Ngôn Về Cha Mẹ ✅ hay nhất
Bài Viết Về Lễ Vu Lan Ngắn Gọn – Mẫu 4
Bài viết về lễ vu lan ngắn gọn, súc tích sau đây sẽ giúp bạn cảm nhận được những tâm tư của người viết gửi gắm vào bài văn.
Vu Lan Báo Hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của đạo Phật được tổ chức hàng năm vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Ngày Vu Lan được coi là ngày lễ của tình mẫu tử, nhằm tri ân công ơn dưỡng dục của cha mẹ và tôn vinh tình cảm gia đình.
Trong ngày Vu Lan, người ta thường có các hoạt động trang trọng như lễ cúng, cầu siêu cho người đã khuất, đặc biệt là cha mẹ và tổ tiên. Ngoài ra, ngày Vu Lan còn là dịp để các con thể hiện lòng hiếu kính đối với cha mẹ bằng việc tặng hoa, quà, chúc phúc, dành thời gian bên gia đình và trân trọng những giá trị tình thân.
Ngày nay, dù trong xã hội hiện đại với nhiều tác động của thế giới phương Tây, tuy nhiên, truyền thống tôn vinh gia đình vẫn được giữ gìn và phát triển ở Việt Nam thông qua nhiều hoạt động và sinh hoạt tập thể vào các ngày lễ lớn như Vu Lan.
Nhìn chung, Vu Lan Báo Hiếu là một ngày lễ ý nghĩa, nó giúp ta nhớ lại công ơn cha mẹ, giúp ta thấy được tình cảm và sự hy sinh của gia đình. Đó là một cách để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng gia đình, đồng thời cũng giúp ta tạo thêm niềm tin, niềm hy vọng và khát khao sống hạnh phúc bên gia đình.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Bài Viết Về Vu Lan Xúc Động – Mẫu 5
Tham khảo bài viết về vu lan xúc động được SCR.VN chia sẻ dưới đây.
Người ta thường nói trong cuộc sống không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn Cha Mẹ và không bất hạnh nào lớn hơn của kẻ mồ côi . Điều này dành cho những ai mồ côi Cha Mẹ từ thuở nhỏ đã trải qua mới thấy thấm thía ,không có Mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẵm bồng chăm sóc chúng ta ? Không có Cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta ?
Cha giành hết mọi đắng cay
Cho con vị ngọt những ngày ấu thơ
Mẹ giành đỉnh núi mây mờ
Cho con đường rộng bây giờ con đi .
Lúc còn nhỏ chúng ta cần Cha Mẹ mỗi phút mỗi giây ngay lúc khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Khi lớn lên chúng ta ra xã hội chạy đua theo đời mê say sự nghiệp bận lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi hay bận lo chăm sóc con cái của riêng mình quên bẵng đi Cha Mẹ.
Vì bận rộn nên chúng ta không cảm nhận rõ sự cần thiết của Cha Mẹ bên cạnh chúng ta chỉ khi nào gặp cảnh ngộ không may, làm ăn thất bại , vợ chồng bỏ nhau, con cái hư hỏng khi tám ngọn gió đời quật chúng ta nghiệt ngã, vùi dập chúng ta đến mất niềm tin ở những người xung quanh.
Lúc đó chúng ta mới chợt tỉnh ra rằng mình còn Cha Mẹ nhưng Cha Mẹ là chiếc nôi ấm áp cho chúng ta quay về nương tựa Cha Mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại hạnh phúc hay đau khổ. Ân sủng thiêng liêng ấy là tình cảm cho đi bao la bất tận mà ta có thể tìm được nơi đâu ngoài Cha Mẹ của chúng ta !
Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa
Chỉ đượm nồng hương sắc thể Từ Bi
Cha Mẹ còn hay Cha Mẹ mất đi
Xin giữ mãi người ơi xin giữ mãi .
Ngày vu lan báo hiếu vô cùng cao đẹp của nhân loại và cũng là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con trên thế gian này. Lễ vu lan mang ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả giúp cho chúng ta nghĩ nhớ đến công ơn Cha Mẹ .
Hoa hồng trắng trên ngực con đã nở
Mãi mồ côi vì Cha Mẹ mất đi
Còn Cha Mẹ là ta còn diễm phúc
Cha Mẹ mất rồi như địa ngục trần gian.
Riêng chúng ta là người con phật nhận thức sâu sắc về lời phật dạy đối với Cha Mẹ ngày nào cũng là ngày Vu Lan . Vì cuộc đời này vô thường ai biết được một ngày nào đó chúng ta mồ côi Cha Mẹ hay chính chúng ta là người ra đi trước Cha Mẹ.
Cho nên báo hiếu Cha Mẹ chúng ta báo hiếu hằng ngày chứ không chờ đến ngày Vu Lan .Tuy nhiên nay mùa vu lan lại về thời gian này ghi đậm trong tâm chúng ta là mùa báo hiếu. Vì thế chúng ta cùng nhau nổ lực thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân Cha Mẹ !
Ngôn ngữ trần gian như túi rách
Đựng không đầy hai tiếng Mẹ và Cha.
Tuyển tập 🌼 Những Câu Nói Hay Về Cha Mẹ 🌼 bất hủ
Bài Viết Về Mùa Vu Lan Báo Hiếu – Mẫu 6
Cùng đón đọc thêm mẫu bài viết về mùa vu lan báo hiếu hay nhất sau đây.
Những ngày tháng 7 âm lịch lại về, mang theo chút mưa nắng thất thường đan xen vào dòng đời tấp nập. Chính lúc này, nhà nhà đều thành kính bước vào mùa Vu Lan – mùa báo hiếu…
Bố mẹ biết không? Khi đi học hay đi làm, con đã viết cũng như đã làm rất nhiều về những thứ xung quanh con, về mọi điều mà cuộc sống này phản ánh tới con nhưng chưa một lần trong đầu con có ý nghĩ rằng sẽ viết về bố mẹ, dù bố mẹ là người ở bên con lâu nhất, nhiều nhất và yêu thương con nhất.
Chủ nhật vừa rồi, con may mắn được có mặt trong buổi lễ dâng đăng tri ân Cha Mẹ đầy ý nghĩa do Câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử Chùa tổ chức. Nếu không có buổi lễ này, chắc đứa con gái của bố mẹ vẫn sẽ vô tư mà chẳng hề nghĩ gì đến nỗi vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi nấng 2 chị em con lớn như bây giờ.
Trong buổi tối trang nghiêm, thanh tịnh, xung quanh con sáng rực lên bởi rất nhiều ánh nến và trước mặt con là pho tượng Phật rất đỗi uy nghi cùng giai điệu nhạc trầm tha thiết hòa quyện với lời nói êm dịu của thầy, con đã được quay ngược về tuổi thơ, về với những yêu thương vô bờ bến của bố mẹ.
Con không hiểu vì sao, nhiều lúc con lại dễ dàng chảy nước mắt vì một ai đó đến thế! Thậm chí là người đó không hề quen biết gì với con! Để rồi vào cái giờ phút thiêng liêng ấy, khi con được thức tỉnh bằng lời giảng của thầy, con chợt nhận ra rằng, con có lỗi với bố mẹ biết bao…
Con nhớ về ánh mắt của mẹ! Ánh mắt mẹ đem bình an đến cho con. Những lúc vô tình con nhìn thấy mẹ đang lặng lẽ ngắm hai chị em con, con bỗng cảm thấy được ở nhà thật an toàn và ấm áp. Những khi con đi đâu về hoặc bắt đầu đi, mẹ luôn ra đến tận cửa nhìn con. Những nẻo đường con đi qua luôn cõng trên lưng một đôi mắt, như một mảnh bùa bình an.
Khi con phạm phải tội tày đình, mẹ cắn răng chịu đựng, nhìn con mà lòng mẹ vừa giận vừa thương. Mẹ nuốt nước mắt vào trong để chăm con, sợ con gục ngã, sợ con đau. Nhưng con biết, khi màn đêm buông xuống mẹ lại nằm thở dài, trằn trọc và nước mắt mẹ lại rơi.
Lúc đó, con cũng nằm khóc theo mà không biết phải nói gì với mẹ nữa! Đến bây giờ, khi nghĩ về ngày đó, con biết mẹ vẫn buồn con nhiều lắm! Nhưng mẹ ơi, hãy tin vào con gái của mẹ, mẹ nhé! Con gái của mẹ sẽ không gục ngã đâu! Con đã lớn và sẽ cố gắng sống thật tốt, sống thật hạnh phúc để được nhìn mẹ cười mãn nguyện vì con!
Và con nhớ về bố! Tuy bố có rất nhiều tật nhưng bố vẫn mãi là bố của chị em con! Bố cũng yêu thương chúng con như bao người làm Cha trên trái đất này!
Những lần bố dạy, những lần roi vụt, những trận tranh cãi nảy lửa kèm theo những cái tôi, sự bức tức kéo dài và cả những lần bố kể hoài hoặc nói hoài một chuyện nào đó (thỉnh thoảng vài tháng sau còn đem ra nói lại)… Tất cả như mưa dầm thấm đất, con chẳng bao giờ hiểu được tại sao bố lại nói nhiều như vậy cho đến khi con gặp phải những rắc rối từ bên ngoài.
Bố không dạy con cách xử lý tất cả các tình huống, nhưng bố dạy cho con chọn cách mà tất cả mọi người ít phải làm tổn thương lẫn nhau.
Bố mẹ à! Chỉ một câu đơn giản mà con có thể nói, những người bình thường với những việc làm cũng rất bình thường, khiến con phải rơi nước mắt khi viết những dòng này, khiến con thấy rằng con vừa hạnh phúc lại vừa thật tầm thường so với tình yêu của bố mẹ. Con cảm ơn sự chịu đựng cực khổ lo toan của Bố Mẹ, để con biết rằng những thứ do chính tay mình tạo ra mới thực sự quý giá nhất.
Con cảm ơn vì con được làm con của Ba mẹ!Hòa theo không khí những ngày Vu lan báo hiếu, con xin thắp nén hương xin Đức Phật hãy luôn bên cạnh gia đình con, xin Ngài cho bố mẹ con sức khỏe để chúng con được có cơ hội báo đáp một phần hi sinh mất mác quá lớn mà Ba mẹ phải gánh chịu. Con cũng xin cầu cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của con được siêu sinh tịnh độ.
Chia sẻ trọn bộ 1001 💚 Stt Hay Về Cha Mẹ 💚 ngắn gọn
Bài Viết Về Ngày Vu Lan Báo Hiếu Văn Mẫu – Mẫu 7
Bài viết về ngày vu lan báo hiếu văn mẫu để bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Tháng bảy lại về, mùa Vu lan báo hiếu lại đến không khí trầm mặc giữa những ngày đầu thu. Trong mỗi chúng ta ai ai cũng cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cha, nghỉ về mẹ. Những mẹ cha quá cố; những mẹ cha thượng tại. Vu lan – hai tiếng nghe thật thân thương.
Khi ai đó nhắc đến vu lan lòng ta lại bồi hồi nhớ mẹ. Mẹ ơi!… Phải chăng trong trái tim chúng ta, mẹ luôn là hình ảnh cao đẹp nhất; Mẹ là quê hương, mẹ là tất cả, tình thương của mẹ như mạch nguồn không bao giờ cạn. Suốt cuộc đời mẹ chỉ biết sống, chỉ biết hy sinh cho tương lai chúng con.
Một Nhạc sỹ đã phải thốt lên: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình”… bởi biển thái bình mênh mông bao nhiêu nước thì lòng mẹ thương con cũng sẽ là bấy nhiêu. Kể sao hết được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha, của mẹ.
Cổ nhân nói:
“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha mất gót con đen sì”.
Chín tháng mười ngày mang nặng, đẻ đau mẹ phải chịu bao nhọc nhằn vất vã. Khi con chào đời và trưởng thành là cả một quảng thời gian dài dằng dặc. Những lúc trái gió trở giời ốm đau, bệnh tật mẹ chính là vị bác sĩ tuyệt vời bên con, ru con giấc ngủ ngon lành. Phải chăng, cả cuộc đời của mẹ chỉ dành trọn cho con tất cả!.
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”…
Đến cả: Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tất cả như nhắc nhở mỗi chúng ta phải ghi lòng tạc dạ. Ai có mặt trên đời này mà không do mẹ, cha sinh dưỡng? Ai sinh ra mà không nhờ ơn cha, nghĩa mẹ?.
Thưa cha, thưa mẹ! chúng con ra đời trong sự che chở của cha, trong nổi đau đớn âu lo đùm bọc của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn luôn ngập tràn niềm vui hạnh phúc khi con thơ cất tiếng khóc chào đời. Con là niềm hạnh phúc của mẹ, là niềm tự hào của cha.
Từ nhỏ chưa biết gì, khi khôn lớn thành người, trong mỗi chúng ta có ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ để đền đáp nghĩa sanh thành. Chúng con đã quen hơi ấm của cha, sự chăm sóc âu yếm của mẹ nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trach nhiệm của mẹ cha mà quên đi ơn nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ quá, mãi cứ lo vun vén cho bản thân mình, mà quên đi cha già, mẹ yếu.
Đêm trường lại về mẹ, cha cứ tựa cửa nhìn ra, mong con mà chẳng thấy con về. Đến cả những khi thất chí, thua bè, kém bạn con lại oán giận mẹ cha. Dù biết thế nhưng sự bao dung của cha mẹ nên Người chỉ biết nhìn con rồi mỉm cười, nụ cười nhân hậu ấy nào ai có hiểu gì khi cha mẹ đã cố giấu đi những giọt nước mắt xót xa vì thương con lòng dạ quặn thắt…
Thế là một mùa Vu lan lại đến, con lại tìm mẹ trong ký ức. Con lại tìm mẹ trong nỗi nhớ thương vô hạn. Và con lại tìm mẹ trong cõi hư vô.
Ngày tháng thoi đưa tuổi xuân rồi sẽ qua mau, tuổi già sẽ tìm về gõ cửa. Tiền tài, của cải vật chất, địa vị rồi cũng sẽ phai tàn, nhưng tình yêu thương công đức sinh thành của cha mẹ không bao giờ phai nhạt. Mỗi chúng ta hãy làm tròn bổn phận chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để phút cuối của cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã quá muộn màng !
Gửi tặng bạn chùm 🌷 Thơ Về Cha Mẹ 🌷 bất hủ
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Chọn Lọc – Mẫu 8
Bài viết về vu lan báo hiếu chọn lọc hay nhất từ SCR.VN, cùng tham khảo ngay nhé!
Vào tháng bảy âm lịch hàng năm, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á với các hoạt động như: viếng thăm, dọn dẹp mộ phần của người đã khuất, dâng lễ vật lên phật, gia tiên và thần linh về tụ họp với gia đình… Ở Nhật gọi là lễ Obon; Trung Quốc phiên âm từ tiếng Phạn ra tiếng Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; còn ở Việt Nam gọi là Lễ Vu Lan.
Mặc dù phần nghi lễ, thời gian không giống nhau giữa các nước, nhưng tất cả đều đề cao tinh thần hiếu kính và tri ân đối với người đã khuất, cũng như việc đền ơn và quan tâm đến cha mẹ đang sống bên mình.
Khi du nhập vào Việt Nam, tư tưởng, triết lí của Phật giáo đã có nhiều ảnh hưởng, tác động đến đời sống, tín ngưỡng cũng như phong tục tập quán văn hóa của người Việt.
Vào ngày 15/7 Âm lịch, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cơm tươm tất dâng lên cửa Phật, thần linh, gia tiên để tỏ lòng thành. Ăn chay cũng là một cách cầu nguyện và tích đức. Với những người còn cha mẹ có thể dành tặng những lời chúc và nhiều món quà ý nghĩa. Trong ngày lễ Vu Lan, những người con xa quê đều cố gắng thu xếp thời gian để về tụ họp với gia đình.
Hiện nay, tại một số nghĩa trang cũng tổ chức lễ hội Vu Lan với chương trình cầu siêu cho những người đã khuất để nhắc nhở thế hệ con cháu nhớ về cội nguồn.
Dịp Lễ Vu Lan, phật tử thường đến chùa cầu kinh, cầu nguyện cho những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ và ấm cúng, còn người đang sống có sức khỏe tốt để ở mãi bên con cháu. Bên cạnh các nghi thức như: giảng kinh về đạo hiếu, phóng sinh thì những người đến chùa dự lễ còn được trân trọng cài lên ngực áo một bông hồng nhỏ.
Sắc hồng dành cho những ai còn mẹ và hoa trắng tiếc thương cho đấng sinh thành đã khuất. Dù mang trên mình sắc hoa nào, trong giây phút thiêng liêng của lễ báo hiếu, khách thập phương đều cùng một lòng hướng đạo, tri ân công ơn của đấng sinh thành. Từng hồi chuông ngân lên, cùng những lời thuyết giảng về đạo hiếu, đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng mỗi phật tử.
Đây là một nghi thức hết sức sâu sắc trong lễ Vu Lan ở Việt Nam. Mỗi mùa Vu Lan về, những người con dù có bận rộn cũng tìm đến chùa, cài lên ngực áo một bông hoa để bày tỏ lòng tri ân, báo hiếu với đấng sinh thành. Nó trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tiết trời thu của tháng 7.
Một mùa Vu Lan nữa lại đang đến, mỗi người dường như đều dành cho mình một khoảng lặng để nghĩ về chữ Hiếu và đau đáu nỗi niềm báo hiếu cha mẹ. Nhưng đừng đợi tới ngày lễ mới tỏ lòng thành tâm kính hiếu cha mẹ, mà hãy cứ biến mỗi ngày đang sống đều là một ngày lễ Vu Lan.
Xem thêm 💧 Thành Ngữ Về Cha Mẹ 💧 hay nhất
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Đặc Sắc – Mẫu 9
Tiếp tục là gợi ý về bài viết về vu lan báo hiếu đặc sắc nhất.
Đối với mỗi người con của Phật, tháng Bảy Âm lịch là mùa Vu Lan báo hiếu. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã gặp mảnh đất màu mỡ, đó là những giá trị văn hóa ngàn đời của người Việt Nam. Những giá trị của bề dày và chiều sâu văn hóa Việt Nam lại gần gũi với tư tưởng của đạo Phật, vậy nên Phật giáo ăn sâu bén rễ trong lòng dân tộc. Một trong lễ lớn trong năm của Phật giáo là tháng Bảy, mùa Vu Lan báo hiếu.
Câu chuyện cảm động về người con hiếu hạnh Mục Kiền Liên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận suốt mấy nghìn năm qua. Phật giáo truyền đến đâu, thì cùng với tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha, những người con của Đức Phật noi theo tấm gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên để luôn luôn sống đúng với hiếu hạnh của những người con hiếu hạnh.
Rằm tháng Bảy, những ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông tổ chức lễ Vu Lan có nghi thức bông hồng cài áo. Những ai may mắn còn cả cha cả mẹ sẽ sung sướng được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ. Những ai mất cha còn mẹ thì cài hoa hồng đỏ có một lá xanh. Những ai không may mất mẹ còn cha thì cài hoa hồng trắng có một lá xanh. Còn, những ai mất cả cha và mẹ thì cài hoa hồng trắng không có lá.
Bởi vậy cho nên những ai may mắn còn cả cha mẹ sẽ tự hào nhìn vào bông hồng màu đỏ ở ngực để rồi yêu cha mẹ mình nhiều hơn. Những ai không may mắn khi không còn có mẹ, có cha sẽ nhìn vào màu của bông hồng cài trên ngực áo để thổn thức, để nhớ thương.
Những giọt nước mắt nhớ thương cha mẹ đã qua đời ướt đẫm khuôn mặt sẽ có tác dụng như những giọt nước rửa sạch tâm hồn để cho tâm hồn con người trong trẻo hơn, nhân hậu hơn. Vậy nên, nhưng ai có may mắn biết đến một ngôi chùa nào đó xin đừng bỏ lỡ ngày lễ Vu Lan.
Đến đó, hòa mình trong mùi hương trầm phảng phất linh thiêng, ta sẽ được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc, trong đó có cung bậc cảm xúc dạt dào của yêu thương, của lòng biết ơn công sinh thành dưỡng dục.
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau” (Khuyết danh). Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng cảm xúc trong “Bông hồng cài áo”: “Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ…
Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ”.
“Ðóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!” (Thích Nhất Hạnh). Còn những ai mất mẹ, mất cha, mùa Vu Lan nhớ mẹ cha sẽ sống tốt hơn, sống có ích hơn để những người đã ra đi mãi được yên lòng. Và, “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”. Một mùa Vu Lan nữa lại về, xin cầu chúc cho tất cả mỗi người có một mùa Vu Lan an lành và hạnh phúc.
Tuyển tập 🌿 Những Câu Ca Dao Nói Về Cha Mẹ 🌿 ý nghĩa
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Lắng Đọng – Mẫu 10
Xem thêm mẫu bài viết về vu lan báo hiếu lắng đọng được gợi ý ngay sau đây.
Không phải chỉ có ngày lễ chúng con mới tưởng nhớ đến 2 đấng sinh thành, mà ngày ngày khi màn đêm buông xuống, chúng con quây quần cùng gia đình để trò chuyện, để sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn của 1 ngày trôi qua, không khí gia đình thật ấm cúng và hạnh phúc biết bao!
Thế nhưng, đối với những trẻ mồ côi hoặc những trẻ có cha có mẹ cũng như không do nhiều lí do khác nhau của cuộc đời này đã khiến cho những đứa trẻ ấy đượm buồn, thiếu thốn tình thương rất nhiều, nỗi bất hạnh luôn đến với số phận của mình, thế thì các em biết chia sẻ cùng ai?
Xin chớ bi quan, đừng buồn, đừng khóc nữa mà hãy nhìn về phía trước, cuộc đời này cũng đáng yêu, đáng sống lắm bởi có biết bao nhiêu trái tim cùng đồng cảm với những nỗi bất hạnh, có biết bao nhiêu đôi tay cùng chăm sóc, vun vén cho những mảnh đời thiếu may mắn kia.
Cụ thể là đạo Phật, một đạo từ bi, cứu khổ chúng sanh và chính những ngôi chùa là nơi không chỉ dành riêng cho những người con Phật mà còn luôn mở rộng vòng tay chào đón những người con ở khắp mọi nơi. Giúp cho chúng con an lạc trong cuộc sống, tinh tấn để tu tập, luôn giữ được đạo lí làm người, bổn phận làm con và trách nhiệm với xã hội.
Ngày rằm tháng 7, tại các giảng đường và sân chùa, mọi người tề tựu về đây rất đông để được dự lễ báo hiếu này. Chúng con cùng lắng lòng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của 2 đấng song thân. T
Tiếng đàn bầu, đàn tranh thánh thót hòa quyện vào nhau tạo nên những cung bậc tình cảm lúc sâu lắng đậm đà, lúc êm dịu tha thiết nghe như âm thanh ngọt ngào của tiếng mẹ ru, giọng nói trầm ấm của tiếng cha luôn văng vẳng bên tai như dõi mắt theo những đứa con yêu dấu của mình.
Rồi chợt con nghĩ không biết vô thường sẽ đến lúc nào đây? Rồi cũng sẽ đến lúc chúng ta phải chia lìa cha mẹ của mình, đó là qui luật nghiệt ngã “sinh, lão, bệnh, tử” của thế gian mà không ai có thể cưỡng lại được.
Xem thêm 🌿 Hình Ảnh Về Mẹ 🌿 đẹp nhất
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Sâu Sắc – Mẫu 11
Gửi đến bạn bài viết về vu lan báo hiếu sâu sắc và chan chứa tinh cảm dưới đây.
Mùa Vu Lan – là dịp lễ hằng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên. Đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ngày lễ Vu Lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ hội Vu Lan – báo hiếu, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiều Liên, đệ tử xuất chúng của đức Phật đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên.
Theo đó, Kinh Vu Lan chép rằng Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông đến mức có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất, ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở.
Với lòng hiếu thảo của mình Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Thấy vậy Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được.
Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Đây cũng là dịp bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến ơn đất nước, ơn đồng bào, nhớ tới ân đức hy sinh cao cả của các bậc tiền bối, anh hùng liệt sỹ đã vị quốc vong thân vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc.
Gợi ý 🍁 Chữ Thư Pháp Cha Mẹ Đẹp 🍁 ấn tượng
Bài Viết Về Vu Lan Báo Hiếu Đầy Cảm Xúc – Mẫu 12
Xem nhiều hơn bài viết về vu lan báo hiếu đầy cảm xúc được gợi ý sau đây nhé!
Mùa Vu Lan – báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng dân tộc, anh linh Anh hùng liệt sỹ, tổ tiên, cửu huyền thất tổ của các gia đình trong toàn xã hội.
Ngày Lễ Vu Lan hàng năm được tổ chức long trọng nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các bậc anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan tỏa khắp cả đất nước Việt Nam.
Những ngày này, nhiều gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cơm dâng lên tổ tiên, chuẩn bị lễ vật cúng chúng sinh và lên chùa thành kính dâng hương, tham gia khóa lễ. Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức bông hồng cài áo để tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành hiện còn và cả những người đã khuất.
Nghi thức này có nguồn gốc từ đoản văn Bông hồng cài áo (1962) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý từ đoản văn này để sáng tác ca khúc bất hủ Bông hồng cài áo thường được sử dụng trong ngày lễ Vu Lan.
Với nghi thức này, hoa hồng được cài lên ngực áo tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.
Trong buổi lễ, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ. Ai mất cha hoặc mẹ thì sẽ cài lên ngực mình đóa hồng nhạt, ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương.
Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.
Gợi ý tuyển tập những 💚 Bài Văn Tả Mẹ 💚 hay nhất
Bài Viết Hay Về Ngày Vu Lan Báo Hiếu – Mẫu 13
Dưới đây là bài viết hay về ngày vu lan báo hiếu được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm.
Thật khó để có quỹ thời gian bên cạnh cha mẹ mà không phải cuốn vào vòng xoay cơm áo gạo tiền, cũng thật khó để giữ cha mẹ mãi bên đời khi họ có thể lìa xa chúng ta bất cứ lúc nào. Và vì thế trân quý những phút giây khi còn có thể là điều duy nhất ta có thể làm…
Hoa hồng đỏ em cài trên áo
Mùa Vu Lan hiếu đạo làm con
Công cha nghĩa mẹ tựa non
Một lòng hiếu thảo vuông tròn trước sau
Tháng 7 âm lịch, khi hơi thu dừng chân trước ngõ , gió nhẹ nhàng ngắt từng chiếc lá vàng lác đác lơ lửng bay, những đám mây màu tím xám về cùng cơn mưa lúc thưa lúc nhặt và có vài khoảnh khắc bầu trời trong màu thủy tinh xanh. Có lẽ, ông trời đã chọn mùa này để cho cảm xúc như đầy hơn với công cha nghĩa mẹ.
Tình yêu của mẹ như nắng ấm, ngọt ngào và dễ thấy, tình yêu của cha như trời đêm, lặng im nhưng vô cùng sâu thẳm. Hình như trái tim ai cũng nôn nao khi ngắm trăng mỗi ngày mỗi sáng hơn cho đến ngày rằm, để biết rằng Lễ Vu Lan – ngày hiếu hạnh của những người con kính dâng các bậc sinh thành, dưỡng dục…để được cài bông hồng lên ngực áo, dù đó là bông hồng đỏ hay trắng và hoài niệm về mẹ cha. Có cha, có mẹ chúng ta như có tất cả niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn của một kiếp người.
Mẹ cha là bầu trời – mặt đất của mỗi người. Hình ảnh mẹ cha luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời. Điều mà ai cũng biết, mẹ là người mang nặng đẻ đau, chín tháng cưu mang rồi thêm ba năm bồng ẵm. Mẹ nhuờng con ngọt bùi, cay đắng phần mình gánh chịu.
Cha là người chăm sóc, lo lắng đủ điều. Công dưỡng sinh thành của cha, của mẹ chẳng ngôn từ nào có thể diễn đạt đủ đầy. Đến một sớm mai nào đó, con vươn mình lớn lên. Con từ biệt mẹ cha để rong ruổi tha phương, con mải mê trên đôi bàn chân của mình. Cha mẹ chính là “ gia tài lớn nhất” mà mỗi người con không cần cố gắng kiếm tìm cũng luôn “ đầy ắp” bên mình.
Đừng bao giờ than nghèo nếu bạn còn có cha mẹ, bởi thứ nghèo đáng sợ nhất trên thế gian này là nghèo tình yêu. Ấy vậy mà khi gặp cha mẹ mỗi ngày, ít ai có thể nói ra được những lời yêu thương, họ thể hiện qua những cử chỉ chăm sóc, ngồi ăn chung một bữa. Không ít người hối hận vì hôm nào cũng để mẹ cha chờ cơm rồi lại trách cha mẹ quá nghiêm khắc, không hiểu được chúng ta nhưng tất cả sẽ thay đổi khi chúng ta trở thành những bậc làm cha làm mẹ.
Ngoài những người may mắn khi nhận ra giá trị của lời yêu thương kịp lúc, cũng có những giọt nước mắt tiếc nuối khi cha mẹ đã không còn khi bồi hồi nhớ về cha, về mẹ như muốn tìm lại chút dư âm của ngày xưa ấy.
Giữa dòng đời hối hả, đôi lúc bạn đang tự cho rằng mình bận rộn với công việc cuộc sống, bận rộn với những mối quan hệ bên ngoài mà quên mất rằng, đằng sau đó là nỗi lòng của cha mẹ – người nuôi bạn khôn lớn nên người.
Bạn không biết rằng, sau những chuyến về quê thăm cha mẹ ngắn ngày rồi vội vã lên xe trở lại với cuộc sống tất bật là những giọt nước mắt lo lắng của mẹ, là ánh nhìn buồn rười rượi của cha. Đã bao lâu rồi bạn không ăn cơm cùng gia đình? Đã bao lâu rồi bạn không nói “ con yêu mẹ” và đã bao lâu rồi bạn không về thăm cha?
Bông hồng đỏ con cài áo hôm nay là cả một hành trang
Để con biết rằng mình hạnh phúc biết bao vì vẫn còn có mẹ
Mùa báo hiếu về rồi mẹ ơi, nơi này con lặng lẽ
Gửi về mẹ, cả bầu trời nhung nhớ rộng yêu thương
Cài một bông hồng lên ngực thật gần trái tim, cánh hoa mơ hồ rung nhè nhẹ theo nhịp đập, có lẽ cảm nhận rõ hơn bao giờ hết: Mỗi người chỉ có một gia đình, mất đi khó có thể có lại.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Bài Văn Tả Mẹ Đang Làm Việc 🌹 hay nhất
Bài Viết Về Vu Lan Hay Nhất – Mẫu 14
Đón đọc thêm mẫu bài viết về vu lan hay nhất dưới đây nhé!
Hằng năm, cứ vào dịp rằm tháng 7 (15/7 âm lịch), là mùa lễ hội Vu lan, là dịp để những người con hiếu thảo tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Lòng hiếu thảo có thể được thể hiện bằng nhiều cách, nhưng phổ biến nhất vẫn là đến chùa thắp hương, lễ Phật và cầu mong mọi điều an lành đến cho cha mẹ hiện tiền cũng như đã quá vãng. Đây là một phong tục rất hay của người Phật tử ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước châu Á khác.
Ở nhiều nước, họ có những ngày riêng để tưởng nhớ về công ơn cha mẹ, như là ngày Mother’s Day hoặc ngày Father’s Day. Ở nước ta, hình như chưa có một ngày lễ chính thức để thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, vì vậy nên chăng, chúng ta hãy dựa vào ngày Vu lan báo hiếu của đạo Phật để phát triển thành ngày tưởng nhớ công đức cha mẹ cho tất cả mọi người Việt Nam.
Thiết nghĩ, điều này cũng phù hợp với truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay, vì việc nhớ ơn, báo hiếu là một truyền thống tốt đẹp không chỉ của những người con Phật mà còn là của chung toàn thể dân tộc Việt Nam.
Người Việt Nam, dù thuộc truyền thống tôn giáo nào hoặc không có tôn giáo, thì đều xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một nghĩa cử cần thiết để thể hiện lòng hiếu thảo. Chính vì thế, một số người còn gọi đó là đạo Ông Bà, hay là một truyền thống tâm linh gốc của dân tộc Việt Nam gắn liền với chữ Hiếu.
Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Bài Văn Tả Bố 🍀 đặc sắc
Viết Về Mẹ Nhân Ngày Lễ Vu Lan – Mẫu 15
Cuối cùng là mẫu văn viết về mẹ nhân ngày lễ vu lan hay và ấn tượng nhất.
Mùa Vu Lan báo hiếu, con gửi đến mẹ lời xin lỗi và lời yêu thương chân thành, mong mẹ luôn khỏe mạnh.
Có lẽ đến hôm nay, con đã trưởng thành hơn và can đảm nói với mẹ lời yêu thương này. Một đứa con trai lại sướt mướt như con gái nhưng cho dù mẹ nói sao đi nữa, con vẫn muốn nói với mẹ rằng con rất tự hào khi là con của mẹ.
Từ nhỏ con đã được mẹ lo cho mọi thứ, sống trong vòng tay yêu thương. Mỗi sáng thức dậy, con có sẵn đồ ăn sáng, đi học về vô tư, hồn nhiên đi chơi với đám bạn chẳng phải làm gì hết. Ấy vậy mà con không biết ngoan ngoãn, có lẽ vì được cưng chiều, con luôn nghĩ mình sẽ được yêu thương nên nhiều lúc đã làm mẹ buồn.
Càng lớn con càng bốc đồng, hành động thiếu suy nghĩ. Tuổi mới lớn, con còn nhiều suy nghĩ trẻ con, khó chia sẻ với những người xung quanh, ngay cả mẹ con cũng không nói được suy nghĩ của mình. Nhiều lần con khác thường mẹ cứ hỏi, con không muốn trả lời nên đã lớn tiếng với mẹ. Mẹ im lặng và không nói gì thêm. Thật sự lúc đó, con chưa cảm nhận được hành động của mình tác động đến mẹ thế nào. Giờ con biết điều đó đã làm mẹ buồn rất nhiều.
Thế nhưng cho dù con có khó chịu, mẹ vẫn khoan dung, hôm sau con lại được chăm, mua sẵn đồ ăn, lại được mẹ nói những lời ngọt ngào. Con không biết những người mẹ khác thế nào nhưng mẹ thật sự rất thương con cho dù đứa con trai út có làm sai hay làm mẹ buồn. Con cám ơn mẹ đã yêu thương con nhiều như thế.
Mùa Vu Lan này, con bận đi làm xa, không thể ở gần bên mẹ. Con chỉ mong mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe, yêu thương mình nhiều hơn, đừng lo cho con nhiều nữa. Con đã tự lo được cho mình và lo cả cho mẹ được rồi.
Trải qua nhiều sự việc trong cuộc sống, niềm vui và nỗi buồn, con có thể thay đổi suy nghĩ của mình về nhiều việc nhưng chỉ có một điều không đổi là con biết mẹ yêu thương con nhất. Đến bây giờ, con đã đủ can đảm để nói với mẹ “Con thương mẹ nhiều lắm. Con tự hào khi là con của mẹ”.
Đừng bỏ qua 🔥 Danh Ngôn Về Mẹ Hay 🔥 ý nghĩa